Hotline 24/7
08983-08983

Hồi sinh nhiều số phận nhờ ghép tế bào gốc

Một trong những bệnh nhân được hồi sinh nhờ tế bào gốc phải kể tới Hoàng Thị Diệu Thuần. Cô có nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu.

Hoàng Thị Diệu Thuần (SN 1987, ở Quỳ Hợp, Nghệ An) bị ung thư máu năm 18 tuổi và cũng đã trải qua nhiều phác đồ điều trị, bao gồm cả thuốc nhắm đích đặc hiệu nhưng không thành công.

Năm 2012, Thuần được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Với một đội ngũ thầy thuốc tận tâm, giỏi nghề, cô gái trẻ đã hồi sinh.


Hoàng Thị Diệu Thuần là tác giả của 2 cuốn tự truyện: "Như hoa hướng dương” (2012) và "Muôn ánh mặt trời” (2015). Nếu cuốn đầu tiên chỉ là những trang nhật ký trên giường bệnh trước khi Thuần tiến hành ca ghép tủy thì cuốn thứ hai đã tái hiện nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu của Thuần.

Một trong những bệnh nhân được hồi sinh nhờ tế bào gốc phải kể tới Hoàng Thị Diệu Thuần. Cô có nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu.

Hoàng Thị Diệu Thuần (SN 1987, ở Quỳ Hợp, Nghệ An) bị ung thư máu năm 18 tuổi và cũng đã trải qua nhiều phác đồ điều trị, bao gồm cả thuốc nhắm đích đặc hiệu nhưng không thành công.

Năm 2012, Thuần được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Với một đội ngũ thầy thuốc tận tâm, giỏi nghề, cô gái trẻ đã hồi sinh.

Hoàng Thị Diệu Thuần là tác giả của 2 cuốn tự truyện: "Như hoa hướng dương” (2012) và "Muôn ánh mặt trời” (2015). Nếu cuốn đầu tiên chỉ là những trang nhật ký trên giường bệnh trước khi Thuần tiến hành ca ghép tủy thì cuốn thứ hai đã tái hiện nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu của Thuần.

Chính nghị lực và niềm tin mãnh liệt về sự sống đã giúp Thuần vững tin vượt trên nỗi đau đớn của bệnh tật để tiếp tục điều trị. Thuần được ghép tế bào gốc do người anh trai hiến tặng. Ca ghép đã được thực hiện thành công.

Tới thời điểm này, Diệu Thuần đã hoàn toàn lui bệnh. Kết quả điều trị tốt đẹp bù đắp cho những cố gắng, nỗ lực của cô gái giàu nghị lực giúp cô viết tiếp ước mơ, bước tiếp hành trình sống nhiều hoài bão.

Tại Hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc năm 2019, câu chuyện của Hoàng Thị Diệu Thuần vẫn được nhắc tới.

TS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao.

“Việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất để giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường” – TS Bạch Quốc Khánh cho biết.

Hiện cả nước có 9 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu. Đến nay, đã thực hiện được hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công.

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ghép tế bào gốc được triển khai từ năm 2006, đến nay đã tiến hành được trên 356 ca (trong đó ghép tự thân 200 ca, ghép đồng loài 156 ca, trong ghép đồng loài có 26 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng) nhiều bệnh nhân đã ghép thành công và trở lại cuộc sống bình thường nhờ công nghệ này.

Kết quả bệnh nhân được ghép không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng.

Theo Lao Động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X