Hotline 24/7
08983-08983

Hoa hiên trị chứng bốc hỏa ở phụ nữ

Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê lô...

Hoa hiên

Đây là loại cây thảo có thân rễ ngắn. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm, lá hình dải hẹp, dài 40-50cm, rộng 2-4cm, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán dài bằng lá; hoa to màu vàng cam đến vàng đỏ, bao hoa hình phễu.

Cây hoa hiên được trồng làm cảnh một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dùng rễ và nụ hồng làm thuốc. Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số nơi dùng lá và hoa hiên làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô.

Một số bài thuốc thường dùng :

- Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 12g, rễ củ gai 20g. Sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.

- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.

- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hàng ngày hãm uống thay chè.

- Tắc tia sữa: Hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.

Lưu ý, không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi - Giao thông
Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X