Hotline 24/7
08983-08983

Hóa chất trong thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Một số loại hóa chất để bảo quản trong thực phẩm có thế gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe người dùng, đặc biệt là với trẻ em.

Một số bác sĩ khuyến cáo các gia đình nên hạn chế sử dụng những loại hộp đựng thức ăn bằng nhựa, nên hạn chế thịt chế biến sẵn trong thời gian mang thai. Thay vào đó chúng ta nên tăng cường rau và trái cây hơn là sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Những cách này có thể làm chúng ta giảm tiếp xúc với hóa chất trong bao bì thực phẩm. Theo Nytimes.

Hóa chất trong thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến cơ thể? - ảnh 1Một số khuyến cáo nên hạn chế sử dụng những loại hộp đựng thức ăn bằng nhựa vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Internet

Một nhóm bác sĩ nhi khoa kêu gọi nên có biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt và phải điều chỉnh những  hóa chất được sử dụng làm phụ gia thực phẩm hoặc gián tiếp bổ sung vào thực phẩm khi chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc lọc từ bao bì và nhựa.

Đáng quan tâm nhất là  nitrates và nitrites, thường được sử dụng làm chất bảo quản, chủ yếu có trong một số sản phẩm từ thịt. Phthalates có trong túi đựng bằng nhựa và bisphenols có trong đồ hộp kim loại đựng thực phẩm.

Theo TS Leonardo Trasande, trường Y khoa Đại học New York, khuyên chúng ta nên tránh những thực phẩm đóng hộp để giảm tiếp xúc với bisphenol và nên hạn chế với thực phẩm đóng gói để tránh tiếp xúc với phthalates.

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng của những hóa chất trong thực phẩm một phần vì chúng ăn nhiều thức ăn hơn so với người lớn (tính theo tỉ lệ giữa khối lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể). Hơn thế nữa, hệ thống trao đổi chất của trẻ em và các hệ thống cơ quan quan trọng vẫn đang phát triển và trưởng thành, do đó sự gián đoạn hóc-môn có thể gây ra những thay đổi lâu dài.

Nhiều chất hóa học được mô tả trong báo cáo nhi khoa đã được chứng minh là gây trở ngại cho sức khỏe của trẻ nhỏ do chúng tác động đến những hóc-môn điều chỉnh sự phát triển của não bộ, sự phát triển của cơ quan sinh dục và các chức năng trao đổi chất.

Chính vì thế các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên: Ưu tiên sử dụng rau tươi hoặc trái cây bất cứ khi nào chúng ta có thể; Tránh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; Tránh dùng hộp bằng nhựa khi chúng ta chế biến thức ăn trong lò vi sóng, đặc biệt là hâm nóng sữa và bột cho trẻ nhỏ; Chúng ta nên dùng đồ đựng thức ăn bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ thay cho nhựa; Kiểm tra mã tái chế ở dưới cùng của sản phẩm và tránh các loại nhựa có mã tái chế 3, 6 và 7, vì chúng có thể chứa phthalates, styrene và bisphenol, trừ khi chúng được dán nhãn “biobased” hoặc “greenware”, điều này chi biết chúng không chứa bisphenol.

 Theo Nguyên Võ - Pháp luật TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X