Hotline 24/7
08983-08983

Ho khan, khô họng khi nằm xuống, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi 75 tuổi, bị tiểu đường type 2. Gần đây tôi bị ho nhiều khi nằm xuống và khô họng, mỗi lần ho tôi bị té đái và nhói tim. Nửa tháng nay tôi bị run tay chân khắp người.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng ho khan khi nằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng ho khan khi nằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Triệu chứng ho khan khi nằm đầu thấp có thể gặp trong nhiều nguyên nhân, như trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chảy dịch mũi sau, bệnh lý tim mạch, bệnh tại phổi… Bác lớn tuổi, lại có tiền căn tiểu đường thì cần cảnh giác với những nguyên nhân nguy hiểm là tim mạch và hô hấp (phổi - màng phổi).

Hơn nữa, triệu chứng run tay chân khắp người cũng cần phải kiểm tra lại, xem có thiếu hụt vi khoáng chất, Parkinson... hay không. Bác cần phải đến BV để kiểm tra sức khỏe, đăng ký khám chuyên khoa Nội tiết, bác nhé.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Ho là một phản xạ tốt của cơ thể để tống một số chất tiết từ phổi và một số chất gây kích ứng (bụi và khói) nhằm làm sạch phổi và ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài lại gây ra không ít lo lắng cho người bệnh.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra ho dai dẳng là chảy nước mũi sau, hen phế quản và trào ngược dạ dày - thực quản. Ho do trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản bất thường, không khép kín hẳn sau khi thức ăn đã xuống dạ dày và làm nước chứa acid chảy ngược từ dạ dày lên trên thực quản, đi đến họng, gây kích thích phản xạ thực quản - khí quản - phế quản và gây ho nhưng ít có triệu chứng khác về thực quản hay dạ dày (ví dụ ợ chua, đau thượng vị...).

Đặc điểm của bệnh là ho nhiều hơn sau khi ăn no, ho nhiều về đêm và nằm xuống lại càng ho. Người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng họng, bị khàn tiếng và khạc ra nhiều đờm vào đầu buổi sáng.

Để chữa chứng ho dai dẳng do bệnh lý này, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc ngăn chặn tiết acid dạ dày với liều lượng cao hơn liều dùng để chữa viêm thực quản hay bệnh loét dạ dày và phải chữa kéo dài (đôi khi đến 2-3 tháng).

Ngoài ra, bác sĩ còn khuyên nên nằm cao đầu khi ngủ, ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, ăn xong không nên nằm nghỉ ngay, mà đi bộ chậm khoảng 15-20 phút để thức ăn trong dạ dày nhanh xuống ruột non và tránh hút thuốc lá, không nên ăn các thực phẩm có nhiều mỡ, chất cay, chất chua.     



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X