Hotline 24/7
08983-08983

Ho kéo dài, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Con thường ho nhiều vào buổi trưa, có đàm màu trắng trong, cảm giác rặm ở họng, lưỡi có nhiều chất nhờn màu trắng dù cho vừa súc miệng xong. Thời gian ho cũng khá lâu rồi. Trước đây con đã từng khám ở một vài BV về phổi, hô hấp, mũi, họng… nhưng đều không tìm ra nguyên nhân bệnh. Các BS có khi chẩn đoán ho mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm dạ dày… cho thuốc uống, trong thời gian uống thuốc không thấy ho, nhưng khi hết thuốc khoảng mấy ngày sau thì ho lại. Xin BS tư vấn. Cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ho kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ho kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ho kéo dài ở người trẻ thường do một số nguyên nhân như hen, viêm mũi xoang mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản… Theo như em mô tả thì các BS cũng đã tìm ra được chẩn đoán và điều trị giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, do đây đều là các bệnh lý mạn tính nên không thể uống thuốc một sớm một chiều là khỏi được.

Điều cần làm là cần tái khám và xin ý kiến BS điều trị về vấn đề chăm sóc lâu dài để tránh tái phát. Em nên mang tất cả xét nghiệm đã có đến một BV đa khoa để BS khám đánh giá, chuyển đúng chuyên khoa cần khám và có hướng điều trị đúng bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, em vui lòng gửi các xét nghiệm đã thực hiện và toa thuốc đã dùng về cho chương trình em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ho kéo dài (trên 8 tuần đối với người trưởng thành) là triệu chứng rất hay gặp, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Ho kéo dài do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, chóng mặt, trầm cảm,... Ho chỉ khỏi khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Người bệnh ho khan hoặc ho có đờm; chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi; cảm giác có dịch chảy xuống thành sau họng; thường xuyên muốn hắng giọng hoặc đau rát họng; khàn tiếng; thở khò khè hoặc khó thở; ợ chua hoặc có vị chua ở miệng; một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

Phòng ngừa ho kéo dài bằng cách:

- Tránh các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, thay đổi nhiệt độ đột ngột (ra vào phòng điều hòa): bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vùng cổ mặt vào mùa lạnh, không ăn, uống các chất kích thích như quá cay, quá nóng,...

- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc (là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phế quản mạn tính). Khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi và có thể làm nặng hơn ho do nguyên nhân khác.

- Giảm trào ngược dạ dày - thực quản: ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, đi nằm sau khi ăn ít nhất 2-3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ; hạn chế các đồ ăn, thức uống chua, cay, có nhiều gas,... cũng có hiệu quả đáng kể.

- Luyện tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao thể trạng, hạn chế xúc cảm, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut.

- Tiêm vắc-xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X