Hotline 24/7
08983-08983

Ho kéo dài có đờm, nghẹt mũi, triệu chứng viêm họng mạn?

Câu hỏi

Em làm giáo viên mầm non, do tính chất công việc liên quan nhiều đến giọng nói nên em hay bị viêm họng. Hơn 1 tháng nay em bị sưng cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, sau đó cổ họng hết đau, hết khàn nhưng ho kéo dài, có đờm vàng và hay bị nghẹt mũi, nước mũi giống như đờm vàng. Đã dùng nhiều kháng sinh và siro ho nhưng chưa khỏi. Cho em hỏi em có thể bị bệnh gì ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào em,

Viêm họng tái đi tái lại là viêm họng mạn. Viêm họng mạn có thể ảnh hưởng lên hệ thống mũi xoang qua 2 con đường, một là hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do tình trạng viêm nhiễm mạn tính gây nên, hai là vùng hầu họng có thông nối với mũi qua lỗ mũi sau nên viêm từ vùng này có thể ảnh hưởng lên vùng còn lại. Có khả năng em đang bị viêm họng - viêm mũi xoang mạn tính.

Bệnh viêm họng mãn tính không phải điều trị bằng thuốc là chính, chỉ điều trị thuốc khi xuất hiện đợt viêm cấp trên nền mạn (sốt, họng đau tăng, ho tăng, ho đàm đặc có màu), có lúc cần dùng kháng sinh nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn, còn không nghi ngờ nhiễm khuẩn (như uống nước đá lạnh xong bị đau họng ngay) thì không dùng, vì kháng sinh nếu dùng bừa bãi sẽ bị kháng thuốc, dùng không cần thiết thì gây nóng trong người, loạn khuẩn ruột... do đó nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị thích hợp, có sổ lưu các thuốc đã dùng.

Song song đó, bác sĩ còn kiểm tra và điều trị đồng thời những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh, thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm amidan mạn phì đại, viêm VA tồn dư... em nên soi mũi họng 1 lần để bác sĩ đánh giá toàn diện cho em, nếu có amidan phì đại mưng mủ thì nên cắt bỏ, nếu có VA tồn dư thì nên nạo vét, nếu có phì đại cuống mũi dưới hay vẹo vách ngăn mũi thì điều chỉnh...

Ngoài đợt cấp thì để điều trị viêm họng mạn chủ yếu là phòng ngừa không để xuất hiện đợt cấp của bệnh chứ không phải là thuốc, phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Vì sao điều trị viêm họng mạn do trào ngược dạ dày thực quản không khỏi?

>>Bệnh viêm họng mạn tính có nguy hiểm không?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X