Hotline 24/7
08983-08983

Ho có đờm, dùng thuốc gì?

Ho lạnh là một trong các triệu chứng rất thường gặp của nhiều bệnh (nhất là bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng...) và cũng có nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ho.

Để điều trị ho cần trị nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng cần phải dùng đến thuốc để giảm ho.

Khi bị ho có đờm (thấy nặng ngực, cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả...) có thể dùng một số thuốc sau: terpin hydrat, acetylcystein, bromhexim... Khi dùng các thuốc này cần lưu ý:

Terpin hydrat là thuốc có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, có tác dụng long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài. Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh nhờn thuốc.

Tránh ăn uống đồ quá nóng dễ gây kích thích vòm họng

Acetylcystein (thuốc tiêu chất nhày) có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm để tạo thuận lợi cho đờm dễ thoát ra ngoài bằng phản ứng ho. Thuốc dùng tốt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn hoặc co thắt phế (hiếm gặp)...

Nếu dùng dạng dung dịch có thể pha loãng để giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc. Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian dùng thuốc acetylcystein.

Bromhexin hydroclorid cũng là thuốc tiêu đờm (long đờm), có tác dụng điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Không dùng thuốc này phối hợp với thuốc giảm (chống) ho, vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen (vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm), người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả (nguy cơ ứ đờm ở những trường hợp này). Thời gian dùng thuốc không được kéo dài  quá 8-10 ngày nếu chưa có ý kiến thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.

Nói chung người bệnh cần uống nhiều nước, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nếu ho kéo dài người bệnh cần đi khám để bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp.

Theo DS Hồng Thu - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X