Hotline 24/7
08983-08983

Hết sạch mụn nhờ thuốc tránh thai?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp được nhiều chị em chọn lựa để tránh việc có con ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không ít chị em còn thiếu hiểu biết, có kiến thức mơ hồ và hiểu sai về công năng, tác dụng của thuốc. 

Gây ung thư

Nghiên cứu mới đây trên tạp chí Y dược của Anh đã chứng minh quan niệm, lượng estrogen trong thuốc viên tránh thai là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ là hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, phụ nữ mắc ung thư vú không phải do uống thuốc tránh thai mà do lịch sử gia đình và lối sống tiêu cực.

Một sự thật thú vị, ít người biết,đã được các nhà khoa học chứng minh là: uống thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư bồng trứng tới 50%, cũng như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hơn 40%.

Sau khi uống thuốc không thấy đau đầu, chóng mặt… thì đó là thuốc giả

Khi uống thuốc tránh thai, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt... Mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ này tùy theo cơ địa của mỗi người.

Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, đó cũng là điều hoàn toàn bình thường và cũng không thể kết luận bạn uống phải thuốc giả. Có thể do cơ địa của bạn phù hợp với thuốc nên không gây ra các phản ứng dẫn đến tác dụng phụ.

Gây loãng xương

Uống thuốc tránh thai chứa estrogen liên tục trong 6 năm có thể gây loãng xương nhanh hơn so với người không dùng thuốc? Đây là thắc mắc của không ít chị em. Sự thật, “estrogen có thể gây ảnh hưởng đến phát triển xương nhưng thuốc tránh thai giữ estrogen ở mức ổn định, vì vậy, việc xương bị loãng do uống thuốc tránh thai là ý nghĩa phi khoa học”, Tiến sĩ Delia Scholes, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu sức khỏe Seattle nói.

Hiểu đơn giản, dù thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương nhưng không có bằng chứng cho thấy uống thuốc gây ra loãng xương hoặc gãy xương.

Hết sạch mụn nhờ thuốc tránh thai? - 1
Quan niệm uống thuốc tránh thai gây loãng xương là hoàn toàn sai lầm (Ảnh minh họa).

Giảm mụn hiệu quả

Thuốc tránh thai từ lâu được coi là ‘tiên dược’ được nhiều chị em bị mụn trứng cá truyền tay nhau sử dụng. Sở dĩ vì thế là do thuốc viên tránh thai kết hợp có tác dụng điều hòa nội tiết sinh dục, làm tăng chất globuline gắn kết với hormone sinh dục, từ đó làm giảm nồng độ testosterone tự do trong máu. Mức độ testosterone tăng sẽ làm tăng lượng bã nhờn sản xuất dưới ra, gây tắc lỗ chân long và dẫn đến mụn. Vì vậy, khi lượng testosterone giảm xuống, nguy cơ bị mụn cũng sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, các bác sĩ sức khỏe hàng đầu khuyến cáo, nếu uống thuốc tránh thai với mục đích trị mụn thì chỉ nên dùng ở những chị emcos lượng dầu bài tiết quá nhiều. Còn nếu bị mụn do nguyên nhân khác thì cần đi khám da liễu để được tư vấn và điều trị đúng.

Thuốc có tác dụng tránh thai đến 99%

Không có biện pháp tránh thai nào là hoàn hảo. Nếu đã chọn uống thuốc hàng ngày là biện pháp tránh thai thường xuyên thì bạn cần biết, một số loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sẽ khiến hiệu quả của thuốc bị ảnh hưởng ít nhiều, ví dụ như: kháng sinh rifampin, kháng nấm griseofulvin, một vài loại thuốc kiểm soát HIV, một số loại thuốc chống động kinh.

Hoặc nếu bạn là người thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy thì cũng không phù hợp để dùng thuốc tránh thai hàng ngày mà nên tìm đến một biện pháp khác. Ngoài ra, thuốc tránh thai được chuyển hóa qua gan, vì vậy, nếu bạn có thói quen uống bia, rượu, nhất là uống sau khi uống thuốc thì hiệu quả tránh thai sẽ không cao. 

AloBacsi.vn
Theo N.P - Eva/Wmd

Có thể bạn quan tâm

091442****

Ngất xỉu, nằm ngủ cảm thấy rung lắc mà sao chụp CT sọ não không ra bệnh?

Nguyên nhân thường gặp gây ra ngất, rung lắc là cơn động kinh. CTscan sọ não bình thường không đủ để loại trừ động kinh.

Xem toàn bộ

097162****

Đau hai bên hông, nước tiểu pH=8 có phải là bệnh thận?

Để kiểm tra xem thận có vấn đề gì hay không, cần xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận…

Xem toàn bộ

096833****

Bị ngã mất trí nhớ tạm thời, 5 tháng sau chóng mặt mắc ói, có phải do nứt sọ?

Chấn thương đầu mạnh có nứt sọ não và mất trí nhớ tạm thời sau đó gợi ý nhiều khả năng em có bị xuất huyết sọ não kèm theo…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X