Hotline 24/7
08983-08983

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần

Dù 2 ngày lễ chính thức đã qua nhưng do kỳ nghỉ 5 ngày vẫn chưa kết thúc nên một số điểm du lịch vùng biển vẫn xảy ra tình trạng chặt chém khách.

Vũng Tàu - Phan Thiết: "Cháy" phòng trong nhiều ngày, giá cao gấp ba lần ngày thường.

Trong hai ngày 30/4 và 1/5, lượng du khách đổ về Thành phố Vũng Tàu khá đông gây nên hiện tượng kẹt xe tại đường Hạ Long, Thùy Vân. Các khách sạn, nhà nghỉ trên đường Thùy Vân đều "cháy" phòng trong hai ngày này.


Vì nằm ở vị trí thuận lợi, ngay sát bãi biển nên khách du lịch đặt phòng tại những nhà nghỉ này dù không sạch, đẹp nhưng vẫn phải chịu giá từ 400.000 - 600.000 đồng/ phòng 2 người. Tăng gấp 2,3 lần so với ngày thường.

Do nhiều công ty vẫn làm việc vào ngày 2/5 nên đến 12h trưa ngày 1/5, một số du khách trả phòng để về Sài Gòn. Giá phòng được giảm xuống một ít nhưng không đáng kể do lượt khách vẫn còn khá đông và nhiều người vẫn chưa thuê được phòng ưng ý.

Các khách sạn bắt đầu cho "cò" hoạt động trên các đường lớn để kéo khách trong chiều ngày 1/5 và sáng 2/5. Một chị chủ khách sạn trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: "Một năm chỉ có vài dịp khách được nghỉ lễ dài ngày nên tăng giá là chuyện bình thường. Người ta tăng, không lẽ mình không tăng.

Nhưng chị tăng có chừng mực chứ không chặt chém khách. Mình cũng muốn người ta nghỉ lễ trong vui vẻ nhưng cũng phải hiểu cho những người làm dịch vụ, nếu không trông chờ vào những ngày lễ thì việc kinh doanh sẽ thất bại ngay."

Đến sáng nay, ngày 3/5, lượt khách tuy không đông như 2 ngày lễ nhưng tình trạng "cháy" phòng vẫn tiếp tục. Du khách chọn đi trong hai ngày này để không bị ảnh hưởng công việc tránh bị "chặt chém" nhưng vẫn phải bấm bụng chịu các khoản phí cao như ngày lễ.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 1
Bãi biển Hồ Tràm cách Vũng Tàu chừng 30 km, trước đây được xem như bãi biển đẹp và hoang sơ nhất thế giới nhưng luôn tấp nập vào những ngày nghỉ vừa qua. Tình trạng quá tải du khách cũng gây nên sự khó chịu cho nhiều người.

Anh Nguyễn Trung Dũng (30 tuổi, Kỹ sư xây dựng) đến Hồ Tràm vào ngày 1/5 vừa qua, cho biết: "Biển tuy đẹp nhưng lượng khách quá đông gây nên tình trạng xả rác đầy bờ. Người dân ăn uống, nhậu nhẹt cách bờ có mấy mét.

Rác đầy nhưng không ai dọn. Thiết nghĩ, quản lý khu du lịch cần có biện pháp vệ sinh hoặc tuyên truyền nâng cao ý thức cho những du khách. Đừng để một bãi biển đẹp "mất điểm" trong mắt những người mới đến chỉ vì thấy cảnh tượng không đẹp trong các ngày lễ này."


Anh Dũng cho biết tình trạng "chặt chém" tại các quán ăn ở đây không nhiều. Thậm chí nếu biết trả giá, "chọn mặt gửi vàng", du khách còn ăn được những món hải sản tươi, giá rẻ so với nhiều khu du lịch khác.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 2
Các quầy xe bán đồ lưu niệm dọc bãi biển Vũng Tàu cũng nhân dịp này "nâng" giá sản phẩm. Một chiếc vòng vỏ ốc đơn giản ngày thường chỉ bán với giá 10.000 đồng nhưng có nơi ra giá 50.000 đồng. Nếu không biết mặc cả, du khách sẽ bị thiệt thòi.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 3
Các xe đẩy chế biến hải sản phục vụ tại chỗ trên đường Thùy Vân cũng không ổn định giá. Một người địa phương cho biết: "Khách nào trẻ tuổi, có vẻ... lóng ngóng thì người bán lại được dịp "hét" giá cao, chẳng hạn một ký bạch tuộc có thể bán 100.000 đồng/ ký cho người quen, du khách sành sỏi nhưng nhiều người vẫn bán giá 250.000 -300.000 đồng/ ký cho các khách hàng nhẹ dạ."

Tại Thành phố Phan Thiết, du khách đặt phòng khách sạn trong hai ngày cuối tuần này có phần giảm hẳn nhưng còn "dư âm" ngày lễ nên giá phòng và dịch vụ vẫn tăng khoảng 20% - 30%. Hài lòng về giá phòng nhưng nhiều du khách vẫn ấm ức khi nhiều nơi lợi dụng ngày lễ để "chặt chém" khách.

Chị Mỹ Ngọc (25 tuổi, Nhân viên văn phòng) cho biết: "Lúc gửi xe tham quan khu du lịch Đồi cát ở Mũi Né, những người bán nước tại đây tăng giá đến chóng mặt. Một trái dừa nhỏ bán với giá 30.000 đồng. Tiền gửi xe từ 20.000 - 30.000 đồng/ chiếc."

Cần Giờ có nguy cơ trở thành "điểm đen" du lịch do "hét giá" hải sản

Biển Cần Giờ trước đây hoang sơ và không phát triển du lịch do loại cát ở biển này là cát đen nên nước biển trông đục ngầu, không sạch sẽ. Du khách chọn Cần Giờ làm điểm đến du lịch do hải sản ở đây luôn tươi mới và giá rất rẻ. Nhưng trong những ngày nghỉ vừa qua, du khách tỏ ra thất vọng vì các quán ăn dọc bờ biển 30 tháng 4 "hét" giá trên trời.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 4
Một quán ăn tại bờ biển 30 tháng 4 đưa ra quy định về giá ghế và võng. Trong 5 ngày nghỉ, du khách chịu giá ghế tăng gấp 5 lần ngày thường vào hai ngày 30/4 và 1/5. Du khách trong ngày 2/5 được tính là ngày thường nên chỉ chịu giá 10.000 đồng/ ghế. Đến sáng nay, giá ghế tăng gấp đôi do rơi vào hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên vẫn có chỗ tính giá ghế 50.000 đồng/ ghế như ngày lễ.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 5
Dù nước biển không sạch, đẹp nhưng Cần Giờ là bãi biển gần Trung tâm thành phố nhất (cách khoảng 50 km) nên cuối tuần, du khách chọn nơi đây làm địa diểm nghỉ mát.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 6
Giá giữ xe trong các ngày này lên đến 10.000 đồng/ chiếc nên nhiều du khách chạy xe máy xuống bờ biển để tiết kiệm.

Tấp vào một quán ăn sát bờ để nghỉ ngơi, người phục vụ  đon đả đưa thực đơn cho chúng tôi tham khảo nhưng các món hải sản lại không ghi giá. Khi hỏi lại, người này trả lời: "Giá thì cũng... tùy em à. Hay là tụi em ăn thử một đĩa ốc len xào dừa đi, ngon lắm, chị lấy giá 180.000/ đĩa thôi".

Thấy chúng tôi e ngại, người bán hạ giá xuống còn 140.000 đồng, cuối cùng nài nỉ chúng tôi ủng hộ một dĩa với giá 100.000 đồng nhưng chúng tôi không đồng ý vì giá đó vẫn còn khá mắc, thậm chí mắc hơn cả những quán hải sản nổi tiếng tại trung tâm Sài Gòn.

Theo quan sát, các quán ăn này không tự chế biến hải sản mà mua lại từ những người bán lưu động với giá rẻ rồi bán lại với du khách nghỉ tại quán với giá tăng gấp 4-5 lần. Tình trạng này diễn ra không chỉ các ngày lễ mà rơi vào những ngày cuối tuần cũng không hiếm.

Khi có khách đặt món ăn, quản lý quán sẽ liên hệ với người bán hải sản dạo để mua phần ăn, trình bày ra dĩa sạch đẹp và tính giá mắc hơn. Vừa không phải tốn công nấu nướng, vừa không sợ hải sản mua về để chế biến bị... tồn đọng nếu không bán hết, vừa bỏ túi được số tiền lời không nhỏ nên hầu như các quán tại bãi biển Cần Giờ đều dùng chiêu thức này.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 7
Hải sản của các quán ăn đều được mua lại từ những người bán dạo.

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 8
Phần ốc đinh xào dừa mà chủ quán bán với khách giá 150.000 đồng nhưng khi mua lại từ người bán dạo chỉ có giá 40.000 đồng

Hết lễ, du khách vẫn bị chặt chém tại các bãi biển vào cuối tuần 9
Lượng khách đổ về khá đông trong hai ngày cuối tuần ở Cần Giờ nên tình trạng "chặt chém" du khách vẫn diễn ra như ba ngày nghỉ vừa qua

AloBacsi.vn
Theo Q.T - Afamily

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X