Hotline 24/7
08983-08983

Hẹp hậu môn ở trẻ, không phẫu thuật có khỏi?

Bé được 7 tháng tuổi, bị hẹp hậu môn. Cho em được biết ngoài cách phẫu thuật còn cách nào khác không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Qua câu hỏi của quí phụ huynh, còn nhiều thông tin BS chưa được nắm rõ như: lý do bé đi khám bệnh là gì (tiêu bón, chướng bụng…), có tiền căn mổ vùng hậu môn trực tràng trước đây hay không, bé đang được điều trị bằng phương pháp nào, và kết quả điều trị như thế nào …?

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là “hẹp hậu môn” thường gặp khi trẻ được đưa đi khám bệnh tại phòng khám do tình trạng chậm đi tiêu (tiêu bón và/ hoặc kèm theo triệu chứng chướng bụng không đi cầu phải bơm hậu môn…).

Chú ý, ở lứa tuổi <12 tháng, thông thường trẻ thường đi tiêu 1-2 lần/ ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng chậm đi tiêu (thường trên 2 ngày tiêu 1 lần) và kèm theo chướng bụng, thì có nhiều nguyên nhân : (1) có thể do nguyên nhân chức năng (không có chỉ định phẫu thuật) cần được tái khám, theo dõi định kỳ, và điều trị nội khoa dùng thuốc (nếu cần, và có thể kéo dài); (2) Hoặc có thể do nguyên nhân thực thể (bất thường hậu môn trực tràng và/ hoặc xương củng cụt, bệnh Hirschsprung, hẹp HM sau phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng…).

Do vậy, hiện tại nếu bé còn chậm tiêu và chướng bụng hoặc có bất kỳ bất thường nào khác,. việc em bé được thăm khám cũng như việc hỏi bệnh sử cụ thể hơn là cần thiết để BS có thể nắm rõ tình trạng bệnh của bé và có chẩn đoán cụ thể hơn về mặt nguyên nhân. Từ đó BS sẽ đưa ra hướng điều trị chính xác hơn cho bé. Chúc bé chóng khỏe.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Cách thụt hậu môn cho trẻ tại nhà?

>> Bé bị táo bón, rặn ra máu, làm sao cải thiện BS ơi?

Hẹp hậu môn là bệnh khiến cho tình trạng hậu môn không mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây nên những biến chứng.

Ở trẻ em, hẹp hậu môn chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh, chính vì vậy, ngay từ khi sinh nếu trẻ có tình trạng đi ngoài khó khăn, quấy khóc cho đến bây giờ mới cần nghĩ đến hẹp hậu môn, còn nếu tình trạng mới xảy ra có thể chỉ là trẻ đang có nguy cơ bi táo bón thôi.

Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra nên tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

Nên theo dõi trẻ, nếu thường xuyên hoặc đã có biểu hiện như vậy từ lâu, đã thay đổi chế độ dinh dưỡng nhưng không thay đổi, thì em nên đưa con mình tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X