Hotline 24/7
08983-08983

Hành lá - vị thuốc "thần tiên" ngay trong nhà

Hành lá - vị thuốc "thần tiên" ngay trong nhà mà ít ai ngờ - hãy cùng tìm hiểu ngay để tận dụng.

Hành ta là gia vị của nhiều món ăn, là vị thuốc giàu dược tính. Theo Y học cổ truyền, hành ta vị thuốc còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp... Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc...

lợi ích từ hành lá
Ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Lợi ích từ hành lá

Giúp ngăn ngừa ung thư

Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.

Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.

Ngăn chặn chứng loãng xương

Nhiều người luôn nghĩ rằng việc uống sữa hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Nhưng ít ai biết đến ngoài sữa thì việc ăn hành thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe cho cho xương và ngăn ngừa chứng loãng xương. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một chất mới có trong hành lá có chất Gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương.

Thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh

Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.

Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.

Bài thuốc chữa bệnh từ hành lá

Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp...): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.

Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.

Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mải mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.

Chữa chứng âm hư ngoại cảm (người gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho): hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống ấm.

Chữa cảm cúm thông thường (đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi): hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa mụn nhọt: dùng hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

Chữa đau bụng do giun (đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun): hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.

Kiêng kỵ: Hành vị cay khí ấm giải biểu ra mồ hôi, vì vậy người nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.

Theo Thanh Thu - Khỏe và Đẹp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X