Hotline 24/7
08983-08983

Hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai

Tăng cân khi mang thai của mỗi bà mẹ sẽ không giống nhau. Tình trạng lên cân nhiều trong thời gian mang thai không phải là không nguy hiểm.

Vì một bà mẹ quá nặng cân sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao và tiểu đường, đẻ khó, sau đó phát triển thành bệnh béo phì rất khó chữa.

Để có được sự tăng cân hợp lí khi mang thai bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, vận động thể thao thường xuyên đảm bảo một sức khỏe tốt cho cả bạn và thai nhi.

Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói.
 
Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
 
Khi mang thai các mẹ cần kiểm tra cân nặng thường xuyên. Ảnh: Internet

Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.

Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).

Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa..Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp.

Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến bằng nướng, luộc hoặc hấp.

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút...) và chuẩn bị cho việc sinh nở.

Nhưng cũng cần chú ý những môn thể thao nhiều nguy hiểm. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm...

Theo P.NLao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X