Hotline 24/7
08983-08983

Hà Nội: Báo động nguy cơ bùng phát dịch Sởi

Thời gian gần đây, các trường hợp mắc sởi liên tục tăng cao, đặc biêt là khu vực Hà Nội.

Thời tiết giao mùa là thời điểm thích hợp cho virus sởi lây lan và phát triển. Không chỉ có xu hướng gia tăng nhanh chóng, dịch sởi 2019 còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm, viêm phổi... do nhiều phụ huynh không cho con đi tiêm phòng đầy đủ.

90% bệnh nhân bị sởi lây truyền qua đường hô hấp. Ảnh minh họa

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới với nguy cơ tiến triển rất nặng. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ tháng 10/2018 cho đến nay, trên cả nước đã có hơn 18.070 trường hợp bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi, trong đó trên 2.920 trường hợp mắc sởi dương tính tại 56 tỉnh thành. Riêng tại Hà Nội, tính từ đầu năm 2019, dịch sởi bùng phát ghi nhận 412 trường hợp, tăng 14 lần so với năm 2018.

Triệu chứng ban đầu của sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10-12 ngày sau khi phơi nhiễm và kéo dài từ 4-7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và những hạt nhỏ màu trắng bên trong vùng má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau vài ngày, bắt đầu nổi ban và thường ở vùng mặt và phía trên cổ. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến sởi là do các biến chứng của bệnh bao gồm cả mù mắt, viêm não, tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa, hoặc viêm phổi. Biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi là tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi, vắc xin này thường được phối hợp với vắc xin quai bị và rubella.

Bệnh sởi lây lan khi ho và chảy nước mũi, họng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong vòng 2 giờ, vi rút vẫn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban. Trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh sởi và các biến chứng. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi (ví dụ người chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi) đều có thể bị mắc bệnh.

Để phòng ngừa dịch sởi Hà Nội bùng phát, Sở Y tế thành phố đang có nhiều biện pháp ngăn ngừa phòng chống dịch bệnh. Mỗi người cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, hiểu về bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sởi hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh sởi có thể lây truyền qua đường hô hấp, virus sởi ở bệnh nhân sởi có thể đưa ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi...90% người tiếp xúc với người bệnh sởi sẽ bị lây nếu chưa chích ngừa. Do đó chủ động phòng chống bệnh là điều mỗi người cần làm để bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn ngừa dịch sởi bùng phát.

 Theo Báo Công Thương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X