Hotline 24/7
08983-08983

Hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

Chắc ít ai là không biết tới bệnh hạ huyết áp, tuy nhiên hạ huyết áp khi đứng lại là một dạng của căn bệnh này và thường xảy ra ở người cao tuổi.

Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người già thường bị ngã đột ngột và khiến họ bị chấn thương.

Làm thế nào để biết bản thân bị hạ huyết áp khi đứng?

Bằng các phương pháp và máy đo huyết áp có thể biết được mức độ huyết áp thông thường của một người và phát hiện xem họ có bị huyết áp thấp hay không. Nhưng để phát hiện huyết áp thấp khi đứng thì cần làm theo cách sau. Đo huyết áp khi nằm, và huyết áp khi đứng từ 1 tới 10 phút, so sánh 2 chỉ số này với nhau nếu huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg thì có nghĩa người được kiểm tralà bị mắc huyết áp thấp khi đứng. Phương pháp này rất dễ áp dụng tại nhà, trong mỗi nhà có người cao tuổi nên mua một máy đo huyết áp và áp dụng cách này tốt nhất vào những thời điểm như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi ăn.

Làm thế nào để biết bản thân bị hạ huyết áp khi đứng?
Làm thế nào để biết bản thân bị hạ huyết áp khi đứng?

Cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp khi đứng?

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp khi đứng, bao gồm hệ thống tĩnh mạch suy yếu, cơ thể bị mất nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Nguyên nhân chính xác thường khó xác định, chính vì vậy nên có phương án phòng tránh căn bệnh này trước khi bị ảnh hưởng bởi những hậu quả nghiêm trọng bởi căn bệnh huyết áp thấp khi đứng.

Kiểm tra lại thành phần của những thuốc bạn vẫn uống

Một số thuốc có tác dụng gây ra hạ huyết áp như các loại thuốc chống trầm cảm, suy nhược , thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, v.v… Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ và lường trường các tác dụng do những loại thuốc này mang lại, cũng như cân nhắc xem có nên tiếp tục dùng, liều lượng như thế nào hay nên ngưng sử dụng.

Lường trước những thời điểm có nguy cơ hạ huyết áp trong ngày như ban đêm, sáng sớm sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc giãn mạch để có tinh thần chuẩn bị, nên ở gần những người cao tuổi trong thời điểm này vì nếu có nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp khi đứng, họ có thể sẽ bị ngã đột ngột cực kì nguy hiểm.

Lường trước những hoàn cảnh nguy hiểm như  khi mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy, nôn, chán ăn,.v.vv..

Chú ý tới những người có nguy cơ bị chảy máu tiêu hóa như những người có tiền sử bị bệnh viêm thực quản, loét dạ dầy, hành – tá tràng, hoặc đang dùng thuốc chống đông hay kháng viêm không stéroid.

Băng ép các chi dưới

Được sử dụng để điều trị suy tĩnh mạch, dùng các loại băng thun, băng dọc băng và đeo cả ngày lẫn đêm.

Chế độ ăn

Không nên uống nhiều rượu, không nên ăn quá nhiều và quá nhiều chất. Không nên đứng dậy nhanh ngay sau khi ăn xong. Nên uống một khoảng 250mg cafenine bằng khoảng 2-3 tách cà phê trước khi ăn, hoặc cùng với lượng cafe ấy khi ăn sáng cũng tốt.

Tư thế

Không nên đứng lâu một chỗ, có thể giậm chân hoặc đi lại để làm tăng tuần hoàn máu. Khi muốn đứng dậy sau khi nằm thì nên ngồi dậy thật chậm rãi, đầu tiên là ngồi dậy, buông chân xuống đất rồi từ từ đứng dậy. Nếu cảm thấy có gì bất thường thì nên nằm lại hoặc ngồi xuống và gác chân lên cao.

Ngủ ở tư thế cao đầu

Đối với những người già có nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp khi đứng, một trong những cách phòng được bệnh này là khi ngủ nên ngủ ở tư thế nửa đứng, tức là ngủ kê cao đầu từ 10-15 cm, có thể là mua một cái gối cao hoặc kê đầu giường lên cao hơn so với chân giường.

Tránh quá lâu trên giường

Không nên nằm trên giường quá lâu, mỗi sáng thức dậy nên dậy sớm và di chuyển sang ghế bành để ngồi và cho chân tiếp xúc với đất.

Theo Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X