Hotline 24/7
08983-08983

Giáo sư nổi tiếng đột quỵ khi đang giao lưu trên truyền hình

Bà Rita Jitendra 86 tuổi (Ấn Độ) đang trả lời phỏng vấn trên truyền hình thì đột nhiên ngửa đầu ra sau ghế rồi há miệng thở dốc.



Rita Jitendra là một nữ giáo sư danh tiếng tại Ấn Độ. Bà là khách mời trong chương trình truyền hình trực tiếp "Good Morning J & K" ở thành phố Srinagar hôm 10/9.

Ban đầu quá trình giao lưu diễn ra bình thường. Êkip sản xuất chương trình, bao gồm cả người dẫn chương trình Zahid Muktar vô cùng sốc khi nhìn thấy bà Rita bỗng nhiên ngửa đầu ra ghế và bắt đầu thở dốc trong lúc phỏng vấn.

"Bà ấy vẫn đang trò chuyện và trông hoàn toàn bình thường. Nhưng đột nhiên, bà ấy ngừng nói và bắt đầu bị nấc cụt. Chúng tôi phải ngắt chương trình đột xuất, chuyển sang chiếu một bộ phim tài liệu thay thế rồi đưa bà ấy đến bệnh viện", Zahid nói với Telegraph.

Zahid kể thêm, khi giáo sư ngất đi, mọi người nghĩ bà ấy đang diễn. Họ mất tới vài phút để nhận ra có điều gì đó không ổn. Các nhà sản xuất, trợ lý, tất cả mọi người đều cố gắng hồi sức cho giáo sư, nhưng bà không có phản ứng. Giáo sư được đưa đến bệnh viện, song không thể qua khỏi.

BS Saleem Tak, người tiếp nhận cấp cứu Rita tại bệnh viện địa phương, cho biết: "Tim nữ giáo sư ngừng đập có thể do rối loạn nhịp tim. Chúng tôi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý và bàn giao thi thể cho gia đình".

Cấp trên của GS Rita, bà Hazifa Muzaffar cho biết, trước đó bà tiết lộ muốn cái chết của mình giống cựu Tổng thống Ấn Độ A.P.J Abdul Kalam. "Bà ấy nói rằng ông Kalam đã chết trong khi làm việc. Đó cũng sẽ là cách bà ấy tới suối vàng. Nào ngờ, bà ấy đã trút hơi thở cuối cùng trong trường quay", bà Hazifa chia sẻ.

Nhà sản xuất chương trình, Tanveer Mir cho biết, đây là sự cố đầu tiên trong lịch sử khi có một vị khách mời chết ngay trong chương trình trực tiếp. "Chúng tôi rất buồn vì chuyện này và cầu nguyện cho linh hồn của bà ấy", nhà xản xuất chia sẻ.

Hội Đột quỵ Mỹ thống kê, cứ 45 giây trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Ba phút trôi qua, thế giới có một người tử vong do bệnh này. Mức độ nguy hiểm của đột quỵ xếp thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn tật, sau bệnh ung thư và tim mạch.

Đột quỵ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tàn phế, hôn mê sâu, sống thực vật, thậm chí tử vong. 30% người bị đột quỵ sống thực vật, là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Theo Thu Hiền - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X