Hotline 24/7
08983-08983

Giao lưu trực tuyến: 90 câu hỏi nóng nhất về viêm gan vi rút C

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ và BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã dành trọn buổi sáng đầu tuần để trả lời hơn 90 câu hỏi của bạn đọc chung quanh bệnh viêm gan vi rút C.

Trách nhiệm, thận trong trong từng câu trả lời - đây sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá cho những ai quan tâm đến căn bệnh được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" - bệnh viêm gan vi rút C.

Kết thúc cuộc giao lưu trực tuyến lúc 11h30, với 90 câu hỏi nóng nhất về viêm gan vi rút C được trả lời. Còn khoảng 400 câu hỏi chưa được trả lời. Trong đó, các câu hỏi tương tự nhau về viêm gan vi rút C sẽ được AloBacsi.vn chuyển link trả lời qua email. Riêng các câu hỏi về viêm gan B và các bệnh về gan khác, AloBacsi sẽ chuyển cho các bác sĩ chuyên khoa trả lời hoặc hẹn các bạn vào dịp giao lưu trực tuyến tiếp theo.



TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ và BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã có mặt tại văn phòng AloBacsi để trả lời các câu hỏi của độc giả về bệnh viêm gan vi rút C.

NỘI DUNG CUỘC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

 

- Đức Tuấn - nguyen.thuan…@...

Bác sĩ cho tôi hỏi là: Chi phí điều trị bằng phác đồ mới phối hợp 3 thuốc gồm Boceprevir và Peginterferon alfa + Ribavirin như thế nào? Điều trị ở đâu? Có được hỗ trợ từ bảo hiểm y tế không?  

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn Đức Tuấn thân mến,

 

Chi phí điều trị tùy theo tình huống bệnh nhân, có thể chia ra 3 tình huống chính:

- Bệnh nhân chưa từng điều trị: chia 2 tình huống

+ Bệnh nhân đáp ứng tuần tốt, thời gian điều trị 28 tuần, chi phí cho 1 quá trình tổng cộng khoảng 402 triệu.

+ Bệnh nhân đáp ứng kém, thời gian điều trị có thể là 36 tuần, chi phí khoảng 533 triệu đồng

 

- Bệnh nhân thất bại với điều trị trước đó: chia ra 2 tình huống

+ Đáp ứng tốt, thời gian điều trị 36 tuần, chi phí 533 triệu

+ Đáp ứng kém hơn, thời gian điều trị 48 tuần, chi phí là 561 triệu

 

- Bệnh nhân xơ gan: Thời gian điều trị 48 tuần, chi phí 729 triệu

 

Bạn có thể đến BS chuyên khoa có kinh nghiệm về gan của các BV lớn để được điều trị. Trước mắt chi phí điều trị chưa được hỗ trợ về bảo hiểm y tế.


- Trần Đ. Tiến - Vạn Kiếp, Bình Thạnh

Xin chào chương trình. Xin bác sĩ cho tôi hỏi: Làm sao phân biệt viêm gan C cấp và mạn tính? Có vi rút viêm gan C trong người, nên điều trị như thế nào? Tại TPHCM, tôi nên đi khám ở đâu là tốt nhất? Xin trân trọng cảm ơn!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Viêm gan C cấp thường không biểu hiện triệu chứng trong 90% trường hợp. Nếu có, thì là vàng da,tiểu vàng, mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ. Xét nghiệm máu thấy men gan tăng rất cao gấp 10 lần bình thường. Siêu âm gan đa số là còn bình thường.

Viêm gan C mãn nếu ở thể im lặng cũng không có biểu hiện triệu chứng, thường phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe. Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan (vùng bụng trên phía bên phải). Siêu âm gan thường còn bình thường nhưng có những trường hợp có thể thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc của gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.

Viêm gan C mãn thể hoạt động cũng có những trường hợp phát hiện tình cờ không có triệu chứng, nhưng thông thường bệnh nhân có các biểu hiện sau: da sạm đen, nổi nốt đỏ trên ngực - lưng - cổ, lòng bàn tay cũng ửng đỏ, tiểu hơi sậm màu. Siêu âm thường thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.

Việc điều trị sẽ do BS chuyên khoa gan quyết định ở thời điểm thích hợp, nhất là khi bệnh ở giai đoạn chuyển từ thể im lặng sang thể hoạt động. Phác đồ điều trị thường phối hợp giữa thuốc chích và các thuốc uống, tuy nhiên thuốc chích có nhiều tác dụng phụ nên cần được BS chuyên khoa chỉ định và theo dõi điều trị. Bạn nên đến các bệnh viện trong thành phố có chuyên khoa Gan - Mật để được điều trị, ví dụ như: BV Nhiệt đới, BV Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Medic, BV Đại học Y dược…


- Lu Na - luna_30...@yahoo.com

 

Bố mẹ tôi không bị bệnh gan, nhưng một ngày tôi đi xét nghiệm, bỗng phát hiện mình bị viêm gan C. Xin hỏi BS bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất? Chân thành cảm ơn AloBacsi!  

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Chào bạn,

 

Viêm gan C lây qua 3 đường: máu, tình dục, mẹ mang thai lây sang con (hiếm). Bệnh này nguy hiểm bởi vì khi đã nhiễm thì gần như 80% trở thành nhiễm mãn tính, sau 10 năm 70% trở thành viêm gan mãn tính, sau 20 năm gần 30% là có xơ gan, sau 30 năm 15% sẽ có ung thư gan.

 

Viêm gan C hiện đã thuốc chữa khỏi. Có nhiều phác đồ điều trị tùy theo tình trạng bệnh, quan trọng tùy thuộc vào genotype của virus C. Phác đồ đang dùng phổ biến ở Việt Nam là Peg Interferon + Ribaririn cho các genotype. Tuy nhiên, đối với genotype, phác đồ này chỉ hiệu quả 50-60%, khoảng 1 năm gần đây Việt Nam đã có 1 thuốc thứ 3 là Boceprevir phối hợp với Peg Interferon + Ribaririn làm tăng hiệu quả điều trị từ 80-90% và rút ngắn thời gian điều trị còn 28-36 tuần thay vì 48-72 tuần.

 

- Tuấn Huy - huytuan….@gmail.com

Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C? Nếu muốn tầm soát, nên làm thế nào? Chi phí có tốn kém lắm không?


Theo BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Việc điều trị sẽ do BS chuyên khoa gan quyết định ở thời điểm thích hợp, nhất là khi bệnh ở giai đoạn chuyển từ thể im lặng sang thể hoạt động

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Viêm gan C lây lan chủ yếu qua đường máu, do đó cách phòng tránh tốt nhất là:

- An toàn trong tiêm chích và truyền máu. Do đó, nên hạn chế việc tiêm chích các loại thuốc cũng như việc truyền dịch trừ khi có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện tại các bệnh viện.

- Không dùng chung các vật dụng có thể gây trầy xước và dính máu, ví dụ như: dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng (nail), giác lễ, bàn chải đánh răng, …

- Tình dục an toàn: không quan hệ với nhiều bạn tình, dùng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan C sẽ tăng cao.

Muốn tầm soát viêm gan C bạn nên đi khám sức khỏe và xin bác sĩ cho xét nghiệm tầm soát viêm gan B lẫn viêm gan C. Chi phí thường không đắt. Theo tôi biết, để tầm soát hai loại này thường khoảng 300.000 đồng.

 
 

- Nguyễn Quang Phi Nhật - xã Hòa Khánh, TP. Buôn Mê Thuột

Xin cho hỏi bác sĩ:

 

Tôi hay bị mệt mỏi, các khớp tay, chân, lưng thậm chí khớp ngón tay đều mỏi rã rời, có khi còn bị giật. Trước đây tôi đã từng bị tai nạn giao thông, bể xương gò má, vỡ xoang hàm. Vào những lúc mệt mỏi, tôi hay bị ngứa chỗ vết sẹo, rất khó chịu. Có phải vì tôi bị viêm gan C nên hay còn lý do nào khác? Tôi phát hiện viêm gan C sau tai nan 1 thời gian, phải chăng do bị nhiễm ở bệnh viện? Vì nhà tôi không ai bị, bạn bè cũng không bị thì không có lý do nào lây được? Xin BS cho tôi lời khuyên, tôi cần phải làm gì?


TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị tai nạn trong quá khứ cho nên những vết thương lành sẹo vẫn có những tổn thương về thần kinh, khi mệt mỏi hay thay đổi thời tiết có thể có đau nhức khó chịu ở vết thương cũ chứ không phải do viêm gan C. Bạn bị đau nhức các khớp tay chân, bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp tìm nguyên nhân của bệnh.

 

Viêm gan C lây qua đường máu, sau tai nạn có chấn thương có thể bị lây bệnh nhưng điều này không chắc chắn, trừ khi bạn có xét nghiệm máu trước khi bị thương không bệnh và sau khi bị thương có bệnh.

 

Bạn đã bị nhiễm virus viêm gan C, bạn nên đến BS chuyên khoa gan để khám và tư vấn, nên hạn chế rượu bia. Vợ bạn nên đi xét nghiệm viêm gan C vì bệnh này lây qua đường tình dục.


- Lương Thị Hoài An - Vị Xuyên, Hậu Giang

Em đã chích ngừa viêm gan siêu vi B, đi xét nghiệm lại để xem có chính ngừa nữa không thì bác sĩ bảo em bị nhiễm siêu vi C. Vậy là sao? Em đi xét nghiệm viêm gan C thì kết quả là âm tính. Em không biết chính xác là em bị gì nữa. Mong bác sĩ lý giải giúp em.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Đầu tiên tôi xin nhấn mạnh, vi rút viêm gan B là tên riêng của loại vi rút đó giống như em tên là Lương Thị Hoài An, còn Vi rút viêm gan C là tên riêng của một loại vi rút khác cũng gây viêm gan giống như tôi tên là Lưu Phương. Như vậy, bạn chích ngừa viêm gan B không có nghĩa là bạn không bị nhiễm viêm gan C.

Trường hợp của bạn không có gửi kết quả xét nghiệm chính xác cho tôi xem, tuy nhiên theo kinh nghiệm tôi dự đoán lần đầu xét nghiệm bị nhiễm siêu vi C là xét nghiệm tầm soát chỉ cho biết trước đây cơ thể bạn có từng gặp siêu vi C chưa, còn lần xét nghiệm sau là xét nghiệm chuyên sâu hơn cho thấy hiện tại cơ thể của bạn đã loại trừ được siêu vi C.

Nếu đúng như vậy tôi xin chúc mừng bạn là bạn rơi vào 20-30% số trường hợp cơ thể tự tiêu diệt được siêu vi C và không trở thành mãn tính.
 
- Thanh Minh - quận 3, TPHCM
 

Chào bác sĩ,

 

Em là nam, 22 tuổi, không hút thuốc, không uống rượu bia, viêm gan B âm tính và đã chích ngừa đủ liều, viêm gan C âm tính (kết quả năm 2012). Hôm nay có đi khám sức khoẻ định kỳ, trong đó có xét nghiệm máu và nước tiểu.

 

Xét nghiệm máu cho thấy: tất cả kết quả trong ngưỡng bình thường. Men gan AST 21.2 U/l (tri số binh thường: 0.0-37.0 U/l) ALT 20.7 U/L (trị số bình thường: 0.0 - 42.0 U/l) Riêng phần xét nghiệm nước tiểu, các trị số Glucose, Ketone, Blood, nitrite, Leu, protein đều âm tính (Negative), chỉ số về SG, Ph=7, và Urobilinogen = 0.2 (nằm trong giới hạn bình thường). Chỉ có Bilirubin là cho ra kết quả Moderate. Em tìm hiểu trên mạng thì thường Bilirubin không có trong nước tiểu, vậy vấn đề của em có nghiêm trọng hay không?

 

Ngoài ra em không bị vàng da, vàng mắt có dùng kháng sinh Clarythromycin được 7 ngày, đã ngưng 2 ngày trước xét nghiệm (em đọc tác dụng phụ ít gặp của Clarythromycin là tăng Bilirubin huyết thanh). Kính mong sự giúp đỡ của quý BS. Em xin chân thành cảm ơn.


TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Thanh Minh thân mến,

 

Bình thường không có Bilirubin trong nước tiểu trong một số bệnh lý về gan mật, một số loại thuốc, bệnh lý về máu… sẽ có tăng Bilirubin trong máu và có xuất hiện Bilirubin trong nước tiểu. Bạn dùng Clarythromycin cũng có thể làm tăng nhẹ Bilirubin trong máu và Bilirubin trong nước tiểu, nhưng sẽ biến mất trong vòng 3-4 ngày sau khi bạn ngưng thuốc. Tôi nghĩ rằng khoảng 1 tuần sau bạn nên xét nghiệm lại Bilirubin trong máu, Bilirubin trong nước tiểu. Nếu bất thường nên khám BS để tìm nguyên nhân.


- H.A.T

Ăn chung có lây viêm gan C không bác sĩ ơi? Công ty em có nhà ăn tập thể, mỗi lần ăn là hàng trăm người. Em sợ quá.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Viêm gan C không lây qua đường ăn uống thông thường, trừ trường hợp người bệnh viêm gan C và bạn đồng thời cùng bị chảy máu răng và răng miệng bị lở loét.

 

- Tuyết Trang - quận 2, TPHCM

 

Chào AloBacsi,

 

Tôi tên là Tuyết Trang, tôi xin đặt câu hỏi về bệnh xơ gan của má tôi. Bà 74 tuổi, cao 1.64m, nặng 54kg. Các thời kỳ của bệnh như sau:

 

1./Phát hiện xơ gan cách đây 2,5 tháng: - Bị sốt, phù toàn thân. Khám ở Bình Dân, sau đó nhập viện bệnh viện nhiệt đới với chẩn đoán xơ gan mất bù sau viên gan C, nhiễm trùng máu từ đường tiểu. Có lấy dịch ổ bụng để xét nghiệm. Sau khi điều trị thì hết phù, bụng không to nữa. Được xuất viện sau 2 tuần

 

2./Tái khám lần 1 sau khi xuất viện một tháng: chẩn đoán xơ gan mất bù sau C có biến chứng, nhiễm trùng đường tiểu.

 

3./ Tái khám sau 4 tuần: chẩn đoán xơ gan sau viêm gan C (đã hết nhiễm trùng đường tiểu).

 

Hiện má tôi ăn uống tốt (ăn chay hơn 10 năm rồi), da sạm đen, mắt hơi vàng nhạt (để ý mới thấy), ốm mất 2kg trong một tháng trở lại đây, bụng không to, có dấu hiệu mệt mỏi. Khi tìm hiểu về xơ gan mất bù trên internet tôi thấy tình trạng của má tôi vẫn tốt hơn biểu hiện được liệt kê (đặc biệt là bụng không to). Gan má tôi đã bị mất bù hay vẫn còn bù? Nếu mất bù thì thời gian sống được khoảng bao lâu nữa? Nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại như thế có phải là do biến chứng của xơ gan không?

 

Tôi muốn chưng tổ yến với đường phèn cho má tôi ăn để bồi dưỡng có được không? Ngoài ra BS cho tôi xin lời khuyên đối với căn bệnh của má tôi mà BS cho là cần thiết. Chân thành cảm ơn.


Với phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học, trước mỗi câu hỏi của độc giả, TS.BS Phạm Thị Thu Thủy đều xem xét rất kỹ rồi mới đưa ra câu trả lời

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Chào bạn,

 

Để đánh giá mức độ xơ gan còn cần nhiều thông tin hơn, nhưng theo bạn cung cấp tôi đánh giá sơ bộ mức độ xơ gan của má bạn là ở giai đoạn child B (3 mức độ đánh giá xơ gan là A, B, C). Giai đoạn xơ gan của má bạn ở mức trung bình, chưa nặng nhưng không phải nhẹ.

Nếu mất bù thời gian sống bao lâu? Tùy thuộc vào chế độ sống và điều trị của từng bệnh nhân.

 

Nếu xơ gan mất bù thì thời gian sống còn 5 năm khoảng 50%. Má bạn già yếu kèm bệnh mãn tính nặng thì sức đề kháng kém, vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó nhiễm trùng đường tiểu rất hay gặp ở người có suy giảm về miễn dịch.

 

Má của bạn có thể ăn tổ yến với đường phèn, đây là thức ăn không cần kiêng cữ, tuy nhiên nên ăn nhiều rau quả (cam, chuối), cữ ăn mỡ động vật, nên hạn chế muối. Nên theo dõi điều trị bởi 1 BS chuyên khoa về gan.


- Lại Ngọc Anh - 28 tuổi, Đồng Xoài, Bình Phước

Chào bác sĩ, em đang mang thai tháng thứ 7. Em đi xét nghiệm thì biết mình bị viêm gan C. Em lo lắng vô cùng, không ăn không ngủ được vì sợ sẽ truyền cho con. Giờ em phải làm sao bác sĩ ơi, huhuhuhu.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Đầu tiên, em không nên quá lo lắng ăn ngủ không được sẽ không đủ dinh dưỡng làm suy dinh dưỡng bào thai thì còn nguy hiểm hơn. Điều thứ hai, khi mẹ đang mang thai mà bị lo lắng, căng thẳng cũng có ảnh hưởng đến tâm lý của em bé sau này.

Viêm gan C về lý thuyết rất hiếm khi lây qua thai nhi lúc còn trong bụng mẹ, tuy nhiên khi sanh đẻ (sanh thường hoặc sanh mổ) thì có thể lây qua cho em bé, tuy nhiên tỉ lệ lây truyền cũng không cao thường dưới 30%.


Em nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa gan để được xét nghiệm đánh giá chức năng gan, đo lượng siêu vi C trong máu. Nếu lượng siêu vi trong máu thấp thì khả năng lây truyền cho em bé rất ít. Nếu lượng siêu vi trong máu là âm tính thì có nghĩa là hiện tại bạn không bị viêm gan C do cơ thể đã tự loại trừ. Còn xét nghiệm phát hiện bạn nhiễm viêm gan C trong lúc mang thai chỉ là xét nghiệm tầm soát cho biết cơ thể bạn đã từng gặp siêu vi C chưa chứ không nói được siêu vi C hiện đã được cơ thể bạn loại trừ hay không.

 
 

- Diên Khánh – Khánh Hòa

 

Kính chào bác sĩ!

 

Em vừa đi xét nghiệm máu và có kết quả là bị nhiễm vi rút viêm gan C và sau đó thì BS cho em đi xét thêm men gan, kết quả bình thường, men gan 25. BS cho thuốc mát gan hiệu Sliver. Em uống được hơn 2 tháng, xét nghiệm lại thì men gan là 39, tuy vẫn còn nằm ở mức bình thường nhưng em vẫn rất lo sợ.

 

Vậy BS vui lòng cho em hỏi một vài vấn đề ạ: 1. Em muốn định lượng vi rút nhưng BS ở đây không đồng ý là có đùng không ạ? 2. Em đã lập gia đình, có một bé 17 tháng tuổi, em muốn sinh nữa thì liệu có lây không ạ? 3. Nếu em điều trị bằng thuốc tây, tại BV Nhiệt đới TPHCM thì liệu có hết bệnh hoàn toàn không ạ? Em xin cảm ơn BS đã dành thời gian để đọc thư. Xin chúc BS sức khỏe!

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Chào Diên Khánh,

 

Bạn bị nhiễm vi rút viêm gan C, men gan bình thường, theo BS điều trị của bạn thì cho rằng chưa cần thiết điều trị, do đó chưa cần thiết định lượng vi rút. Tuy nhiên, theo tôi men gan bình thường vẫn có 20-30% tổn thương gan. Do đó bạn cần phải làm những cận lâm sàng chuyên sâu hơn như FibroScan để xác định mức độ tổn thương gan, xác định genotype định lượng vi rút C, siêu âm… từ đó có một quyết định điều trị đặc trị.
 
Bạn bị nhiễm vi rút C vẫn có thể sanh con bình thường, tỷ lệ lây qua con đối với vi rút C rất thấp (khoảng 4%). Viêm gan C nếu có tình trạng viêm gan mãn, vi rút hoạt động vẫn có thuốc điều trị hết hoàn toàn.


- Huỳnh Thị Kim Hằng - 38 tuổi, huynhkim...@...

Vì sao bị viêm gan C mạn tính? Nếu đã bị viêm gan mạn tính thì ăn uống và điều trị như thế nào? Một người bị phát hiện viêm gan C nhưng bác sĩ nói có thuốc chích một năm sẽ hết? Điều đó đúng hay sai? Xin cảm ơn bác sĩ và chương trình!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Viêm gan C lây qua đường máu do đó nếu bạn bị mắc viêm gan C có thể là do bạn đã tiếp xúc với những người bị nhiễm viêm gan C mà không biết có thể qua một trong những tình huống sau:

- Dùng chung các vật dụng sắc nhọn như: dao lam, dụng cụ làm móng, bàn chải đánh răng, tiêm chích không vô trùng, châm cứu…

- Bạn tình của bạn mắc viêm gan C và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Truyền máu và các sản phẩm của máu trước những năm 95-96 vì lúc đó khoa học chưa phát hiện và chưa tầm soát định kỳ viêm gan C khi hiến máu.

Phác đồ điều trị viêm gan C mãn hiện tại thường kéo dài 1 năm với thuốc chích có hoạt chất là PEG-IFN hoặc IFN phối hợp với thuốc uống diệt  siêu vi. Tỉ lệ thành công không bị tái phát sẽ dao động từ 40-50% cho đến 70-85% tùy thuộc bạn nhiễm phải chủng virut viêm gan C độc lực cao hay thấp.

 

- Đức Nguyên - huyện Gò Công Đông,Tiền Giang

 

Em xin chào bác sĩ,

 

Mẹ em bị bệnh viêm gan B mãn tính đến nay cũng hơn 5 năm. Theo kết quả khám lần gần đây nhất ở bệnh viện 1 ngày 22/5 thì mẹ em được cho thuốc đặc trị hepfovir và hepavudin, tuy nhiên ngày 8/7 mẹ em có đến bệnh viện 2 xét nghiệm và được BS ở đây khuyên là không cần dùng thuốc, 3 tháng sau đến xét nghiệm lại.

 

Em gửi 2 kết quả xét nghiệm ở 2 bệnh viện, em xin nhờ BS xem và cho lời khuyên giúp em, em xin cảm ơn BS.

 

Ngày 22/5 ở bệnh viện 1: 

AST:16.9(6-25) 

ALT:14.3(3-30) 

AFP:1.22 (<20) 

HBV DNA:<=500(<=500) 

    <=2.69Log10(<=2.69Log10) 

 

Ngày 8/7 ở bệnh viện 2 

AST:18(Nữ:0-37) 

ALT:13(Nữ:0-33) 

GGT: 22(Nữ:7-32) 

AFP: 1.28(<10) 

Anti HBe: 99.2 REACTIVE(<50) 

HBeAg: 0.374 NONREACTIVE(<1) 

     

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Chào Đức Nguyên,

 

Nhiễm viêm gan vi rút C mãn tính có chỉ định điều trị khi:

 

-  Có sự nhân lên của vi rút viêm gan B: lớn 10^4copy/ml đối HBeAg âm tính và >10^5copy/ml

 

- Có sự tăng của men ALT 2 lần giới hạn trên bình thường hoặc có bằng chứng tổn thương tế bào gan qua sinh thiết gan.

 

Theo kết quả của bạn ở BV 1 ngày 22/5 không biết trước đó bạn có dùng thuốc hay không hay thời điểm đó bắt đầu dùng thuốc, nếu đây là thời điểm bắt đầu thì bạn chưa có chỉ định. Tuy nhiên, khi chưa có chỉ định điều trị, bệnh nhân vẫn phải theo dõi bệnh định kỳ mỗi 3 tháng.
 
 

- Quốc Bảo - Hà Nội

 

Chào bác sĩ,  

 

Hiện nay tôi đang điều trị viêm gan B, thời gian điều trị đến thời điểm bây giờ đã được 1 năm. Thuốc điều trị mà tôi đang sử dụng là Getino-B (Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg), uống ngày 1 viên. Quá trình điều trị trong 1 năm qua, BS kết luận đáp ứng điều trị tốt.

 

Vậy tôi muốn hỏi BS tôi có thể có con trong thời gian điều trị này được không? Nếu có con thì nguy cơ lây nhiễm bệnh từ tôi sang con như thế nào? Và trong thời kỳ vợ tôi mang thai thì thai nhi có bất thường gì do tôi sử dụng thuốc điều trị gan không. Vợ tôi sức khỏe bình thường, xét nghiệm HbsAg (-) và đã tiêm phòng viêm gan B.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Trong thời gian điều trị viêm gan B mãn tính, nếu là nam vẫn có thể có con bình thường, là nữ thì phải ngừa thai trong thời gian dùng thuốc. Nếu mẹ thì lây sang con, cha lây sang mẹ (không lây sang con). Trong thời gan vợ mang thai anh vẫn có thể dùng thuốc Tenofovir Disoproxil Fumarate. Nếu vợ anh không bị nhiễm siêu vi B, đã tiêm phòng và có kháng thể đạt yêu cần thì không sợ lây bệnh từ anh, con anh vẫn có thể khỏe mạnh bình thường.


Giữa các câu tư vấn, 2 bác sĩ thường có các trao đổi chuyên môn để có câu trả lời tốt nhất cho bạn đọc


- Duong Thụy, 57 tuổi, thuongndbis@...

Tôi bị xơ gan do virut viêm gan C, men gan thấp (dưới 40mg/l) có phải luôn là điều tốt? Tiểu cầu 66.000 có nguy hiểm không? Làm sao để nâng tiểu cầu lên? Người bị viêm gan C có phải tiểu cầu càng thấp thì trình trạng xơ gan càng nhiều hay không?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Bạn đã bị xơ gan thì các tế bào gan bình thường không còn nhiều mà chủ yếu là các tế bào xơ và các tế bào sợi đã thay thế dần tế bào gan nên xét nghiệm men gan không cao vì các tế bào xơ và sợi không chứa men gan.

Tiểu cầu bạn thấp chỉ là 66.000 là chưa tới mức nguy hiểm, nếu dưới 50.000 thì có nguy cơ cao bi xuất huyết. Tất cả các trường hợp xơ gan thì đa số tiểu cầu đều thấp do tình trạng chai cứng ở gan, chỉ khi nào tình trạng chai cứng của gan cải thiện thì tự động lượng tiểu cầu sẽ tăng trở lại.

Bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Gan-Mật để được tư vấn xem xét điều trị hỗ trợ bảo vệ gan và điều trị tiêu diệt siêu vi C nếu tình trạng xơ gan của bạn còn bù trừ. Tuy nhiên, việc điều trị này cần được theo dõi sát và được quyết định bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

 

- Bạn Cường - Đồng Nai     

 

Tôi 36 tuổi,  bị men gan cao lắm. Vì công việc đặc thù cộng với cái tính ham vui với bạn bè nên tôi rất khó khăn trong việc bỏ bia rượu. Tôi đã chích ngừa viêm gan siêu vi B rồi. Tôi muốn hỏi BS: liệu men gan cao có nguy hiểm lắm không và uống thuốc gì để giúp giải độc gan tốt? Chân thành cảm ơn BS đã tư vấn.

 

 TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị men gan cao, uống rượu nhiều, mặc dù chích ngừa viêm gan B rồi, bạn vẫn có thể viêm gan do rượu. Ngoài ra khi men gan cao nó có thể là lý do của nhiều bệnh gan khác, điều này rất nguy hiểm, vì vậy tôi khuyên bạn nên đến BS chuyên khoa gan để khám tìm nguyên nhân điều trị bệnh. Bạn uống rượu nhiều thì không có thuốc gì để giúp giải độc gan tốt được.

 
 

- Bạn Hương - Hà Nội

 

AloBacsi cho em hỏi vì sao người em luôn nóng, thế có phải bị gan không? 3 năm trước em có bị rối loạn chức năng gan, và đã được chữa trị, uống thuốc rồi. Sau đó thỉnh thoảng em có dùng thực phẩm chức năng để mát gan. Khoảng 3 tháng nay em không còn uống nữa. Em ăn uống hay ăn rau củ, ít thịt, 1,2 tháng nay em có uống nước chanh muối ngày 2-3 lần, và cố gắng uống nhiều nước, ít nhất 4,5 cốc - 8 cốc nước. Nhưng da vẫn nóng, vẫn mụn nhiều.

 

Khoảng hơn nửa năm nay em hay bị mụn dày đặc, em có uống thuốc mát gan tiếp 3 tháng, và dùng sữa rửa mặt, kem trị mụn, nó cũng có đỡ hơn, nhưng chưa hết. sau đó dạo này nóng quá, mụn lại lên nhiều... Có phải do em nóng trong nên người nóng, làm dễ bị mụn không? Và cách giải quyết thế nào ạ?     

 

 

 TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn Hương thân mến,

 

Nổi mụn nhiều và hay nóng có thể da em có nhiều chất nhờn, dễ bị nổi mụn, em nên vệ sinh da kỹ, ăn nhiều rau quả, không hút thuốc uống rượu, không ăn chất cay nóng. Vấn đề em có bệnh gan hay không cần khi khám bệnh, xét nghiệm máu mới biết được, em nhé.


- Thái Anh Minh

Tôi bị viêm gan siêu vi C, hiện đang chuyển qua xơ gan. Có thể điều trị bệnh này được không? Điều trị ở đâu? Chi phí thế nào? Xin cảm ơn. 

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Về lý thuyết, khi viêm gan C đã chuyển qua xơ gan thì việc điều trị với phác đồ thuốc chích phối hợp với thuốc uống thường không sử dụng do có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả không cao. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn xơ gan mà việc sử dụng thuốc sẽ được cân nhắc cụ thể.

Bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Gan-Mật để được tư vấn xác định chính xác giai đoạn xơ gan và xem xét điều trị hỗ trợ bảo vệ gan và điều trị tiêu diệt siêu vi C nếu tình trạng xơ gan của bạn còn bù trừ. Tuy nhiên, việc điều trị này cần được theo dõi sát và được quyết định bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

Bạn nên đến các bệnh viện trong thành phố có chuyên khoa Gan-Mật để được điều trị, ví dụ như: BV Nhiệt đới, BV Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Medic, BV Đại học Y dược…

Về chi phí điều trị, bạn tham khảo thêm câu trả lời của BS Thủy cho bạn Nguyễn Đức Tuấn.


 

K.T>K, vokj_kaka@...) 

 

Ba tôi bị viêm gan siêu vi C, đã chích thuốc và điều trị 1 năm. Mỗi tháng chích 4 lần, chi phí mỗi tháng 18-20 triệu đồng. Liệu ba tôi có chắc chắn hết bệnh? Và làm cách nào để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh? Cám ơn bác sĩ.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Khi bị viêm gan vi rút C mãn tính đã điều trị 1 năm nếu xét nghiệm HCV RNA âm tính và men gan bình thường sau đó ngừng điều trị, 6 tháng sau xét nghiệm lại kết quả vẫn vậy có thể nói bệnh nhân đã hết bệnh. Tuy nhiên, viêm gan C chưa có thuốc ngừa nên hết bệnh vẫn có thể tái nhiễm do một nguồn lây khác, không thể nói hết bệnh thì không bao bao giờ bị bệnh lại. Vì viêm gan C lây chủ yếu qua đường máu, nếu chúng ta cẩn thận, không tiếp xúc những chế phẩm từ máu, dùng riêng đồ dùng cá nhân, không quan hệ tình dục bừa bãi thì có thể hạn chế lây nhiễm vi rút viêm gan C.

 

 

- Tùng Nam - Cần Thơ

 

Tôi là nam giới, năm nay 23 tuổi. Theo kết quả xét nghiệm tôi nhiễm cả siêu vi B lẫn siêu vi C. Hiện nay tôi vẫn đi khám bệnh định kỳ, và theo như lời các BS thì do chức năng gan tôi vẫn bình thường nên chỉ theo dõi chứ không đặc trị. Tôi lo lắng, muốn các BS tư vấn là có cách nào để sau này lập gia đình, vợ và con tôi sẽ không bị lây bệnh từ tôi không? Xin chân thành cảm ơn.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B lẫn C, 2 loại này đều có thể lây qua đường tình dục. Vi rút viêm gan B tỷ lệ lây qua đường tình dục rất cao, tuy nhiên đã có thuốc chủng ngừa. Vi rút viêm gan C thì chưa có thuốc chủng ngừa, nhưng tỷ lệ lây qua đường tình dục thì thấp, vì vậy bạn vẫn có thể lấy vợ sanh con. Bạn cho vợ tiêm ngừa viêm gan B đầy đủ trước khi cưới.

 
 

Đức Hòa, Auhoa... @...

 

Viêm gan siêu vi C và siêu vi A nguy hiểm như thế nào? 

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Chào Đức Hòa,

 

Viêm gan A là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam vì lây qua ăn uống, tuy nhiên bệnh có thể tự hết, không cần điều trị đặc trị, không có biến chứng chuyển thành viêm gan mãn tính. Có 1 tỷ lệ rất nhỏ là bệnh chuyển biến nguy hiểm phải nhập viện điều trị. Hiện nay đã có thuốc ngừa virus viêm gan A.

 

Viêm gan C là một bệnh có thể chuyển thành mãn tính đưa đến biến chứng xơ gan và ung thư gan. Hiện tại chưa có thuốc ngừa viêm gan C. Khi bị nhiễm viêm gan C rất khó tự khỏi, khoảng 80 % chuyển thành nhiễm mãn tính, sau 10 năm 70% trở thành viêm gan mãn tính, sau 20 năm gần 30% là có xơ gan, sau 30 năm 15% sẽ có ung thư gan.

 

Nguyen Thang Long - 37 tuổi, longth...@...

 

Theo tôi được biết viêm gan C type 1 rất khó điều trị. Hiện nay một số nước đã ứng dụng phương pháp Plasmapheresis để hỗ̉ trợ điều trị cho các bệnh nhân này và mang lại hiệu quả rất khả quan, không biết các bác sĩ có quan tâm vối phương pháp này?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Phương pháp Plasmapheresis là phương pháp lọc máu dùng trong một số trường hợp như bệnh về rối loạn miễn dịch, nhận tạng ghép… Trong vấn đề điều trị viêm gan C type 1 thì phương pháp này chưa được công nhận và thật sự nó chỉ có hiệu quả làm giảm vi rút tạm thời, không phải là phương pháp điều trị bệnh tận gốc mà chi phí lại cao, có nhiều tác dụng phụ.

 

 

- Bình - binhbong...@...

 

Tôi bệnh viêm gan C, trị bằng Pegasys và uống Ribavirin nhưng không đáp ứng. Nay tôi đọc trên mạng thấy có loại thuốc Telaprevir, Boceprevir (Mỹ) vậy tôi có nên dùng không? Nếu được thì trị bao lâu?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan C đã điều trị bằng Pegasys và Ribavirin không đáp ứng, bạn có thể dùng phác đồ 3 thuốc Peg Interferon + Ribavirin + Boceprevir (tại vì Boceprevir hiện có ở Việt Nam) thì sẽ tăng hiệu quả điều trị cho bạn. Thời gian điều trị có thể là từ 36-48 tuần.

 

 

- Bạn đọc

 

Kháng thể kháng siêu vi C gây viêm gan tồn tại trong máu bao lâu? Kháng thể này có khả năng giúp cơ thể tránh tái nhiễm siêu vi C hay không? Vì sao trong bệnh viêm gan thì hay có Ferritine máu cao?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Khác với vi rút viêm gan B, kháng thể kháng siêu vi C tồn tại trong máu rất lâu gần như suốt đời, kháng thể này không có khã năng giúp cơ thể tái nhiễm siêu vi C. Vì gan là cơ quan dự trữ sắt rất nhiều, do đó khi tế bào gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa, vì vậy trong một trong một số trường hợp viêm gan nhất là viêm gan vi rút C lượng Ferritine trong máu tăng rất cao.
 
 

- Tứ Duy - tuduy…@gmail.com

 

Xin chào BS Phạm Thị Thu Thủy,

Ba em có xét nghiệm bệnh gan ở bệnh viện huyện trong phiếu xét nghiệm có kết luận như sau:

1. Anti-HCV (nhanh) kết quả Dương Tính

2. GOT có trị số là 182.0 trong khi đó bình thường là từ (0 - 37)U/L

3. GPT có trị số là 135.5 trong khi đó bình thường là từ (0 - 40)U/L

 

- Xin BS cho em biết trị số GOT, GPT như vậy là quá cao, và như vậy là ba em bị nhiễm viêm gan siêu vi C phải không BS?

- Xin BS tư vấn bệnh viện nào chuyên điều trị viêm gan siêu vi C, em nghe nói là Bv Đại học Y Dược hay BV Bệnh Nhiệt Đới tốt hơn ạ?

 

Xin BS tư vấn dùm, chân thành cám ơn.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Ba của em có nhiễm vi rút viêm gan C và có tổn thương gan, bằng chứng là men gan tăng cao. Hiện tại có thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả, em nên đưa ba đến BS chuyên khoa gan để điều trị. Hai bệnh viện trên đều là những nơi điều trị gan tốt.


 

 -Lý Hoa - 31 tuổi, Trà Vinh

 

Tôi bị viêm gan C, type 1, phát hiện tháng 4/2010, định lượng lần đầu 2.960.000 copies/ml. Tôi điều trị đông y, BS cho định lượng 3 tháng 1 lần, và cho uống thuốc chủ yếu là diệp hạ châu, và thuốc bổ. tôi điều trị đến tháng 8/2013 lượng siêu vi là 8.260.000 copies/ml.  Tại sao lượng siêu vi liên tục tăng? Tôi có nên chuyển sang điều trị tây y không? Lượng siêu vi như vậy có ở mức nghiêm trọng không? Xin cảm ơn.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan vi rút C mà điều trị bằng đông y thì tôi nghĩ rằng sẽ không có hiệu quả, bằng chứng như bạn đã thấy vì hiện tại những thuốc đông y chưa có bằng chứng khoa học để điều trị viêm gan vi rút C. Lượng vi rút viêm gan C không phải là một yếu tố đơn độc đánh giá tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà phải phối hợp nhiều yếu tố, tôi khuyên bạn nên đến BS chuyên khoa gan điều trị theo tây y thì mới mang lại hiệu quả tốt.




- Nguyễn Thị Thanh Thúy, 45 tuổi, thuynguyenjs@...

Mẹ tôi 76 tuổi, cách đây 2 tháng mổ viêm ruột thừa phát hiện xơ gan. Bác sĩ chẩn đoán xơ gan child B-C, xét nghiệm máu kết quả AST 136, ALT 70, Bili 53. Bác sĩ cho uống các loại thuốc Syliv, Silypine, Spisomide, promto, sau 1 tháng xét nghiệm máu kết quả AST 164, ALT 83, Bili 49, chẩn đoán xơ gan, lách to độ 1, Albumin tăng từ 22g/l đến 29g/l.

Xin các bác sĩ cho biết vì sao sau 1 tháng mà bệnh của mẹ tôi lại nặng thêm, nay bụng đã phình to, chân phù, ăn ngủ đều kém, liệu bệnh của mẹ tôi có thể chữa khỏi được hay không? Nên giải quyết theo hướng nào để có kết quả tốt hơn? Trân trọng cảm ơn!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương


Mẹ của bạn bị xơ gan Child B-C, lách to là đã khá nặng và hiện tại đã phù chân và bụng to, đồng thời vừa phải chịu đựng một cuộc phẫu thuật bắt buộc là viêm ruột thừa cấp nên tình trạng xơ gan của mẹ bạn là mất khả năng bù trừ.


Việc cần làm hiện tại là:

- Điều trị nâng đỡ hỗ trợ bảo vệ gan.

- Tầm soát xem nguyên nhân xơ gan của mẹ bạn là gì nếu có thể tác động vào nguyên nhân thì có thể làm chậm diễn biến của xơ gan lại.

- Theo dõi và phòng ngừa các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa do vỡ các búi dãn tĩnh mạch trong thưc quản và dạ dày, hôn mê gan, nhiễm trùng nước trong ổ bụng.

- Về chế độ ăn uống, bạn xem thêm bài viết của tôi theo link dưới đây: http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/benh-thuong-gap-gan/che-do-an-cho-benh-nhan-xo-gan-a20140721091946253c484.htm  

  
- Lê Thy Hà – TP. Buôn Mê Thuột

 

Năm 2007 trong dịp kiểm tra sức khỏe thường xuyên phát hiện cháu bị nhiểm vi rút viêm gan C (Anti HCV, typ 1a). Các BS tại Đăk Lăk đã cho uống các loại thuốc bổ gan, đề nghị cháu đến các bệnh viện tại TPHCM để khám và điều trị. Vì bận công tác và thời điểm đó chưa nhận thức hết được mức độ quan trọng của việc điều trị sớm nên đến năm 2008 cháu mới khám và điều trị.

 

Từ năm 2009 đến nay cháu liên tục điều trị bằng các loại thuốc tân dược đặc trị như: INF, Pega, Peg + Zad…. nhưng vẫn chưa có thuốc nào đáp ứng được. Theo cháu được biết thì hiện nay trên thế giới có thuốc mới là Victrelis (Boceprevir) có thể điều trị cho trường hợp của cháu. Cho cháu hỏi: Ngoài thuốc Victrelis ra thì còn có loại nào khác không ạ? Và có địa chỉ nào chuyên điều trị HCV không ạ?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Em bị viêm gan vi rút C genotype 1a đã điều trị thất bại với Peg Interferon và Ribaririn thì em nên dùng phác đồ mới có kết hợp với thuốc mới thứ 3 là Boceprevir. Hiện tại trên thế giới vẫn có nhiều thuốc để điều trị cho trường hợp thất bại như em, nhưng chưa có ở Việt Nam. Để điều trị viêm gan C em có thể đến BS chuyên khoa gan ở các BV, nếu được ở TPHCM thì tốt.

 
 

- Như Lê - quận 8, TPHCM 

 

Tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan siêu vi C nhưng đã gần 1 tháng mà vẫn phải còn làm xét nghiệm sinh thiết gan trước khi điều trị. Tại sao phải làm xét nghiệm nhiều đến như thế?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan siêu vi C, trước khi điều trị BS cần đánh giá mức độ tổn thương gan nên đến nghị bạn sinh thiết gan. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp không xâm lấn để xác định mức độ tổn thương gan mà không cần sinh thiết, chẳng hạn như FibroScan hay Fibrotest… Nếu bạn sợ sinh thiết gan bạn có thể xin BS làm những phương pháp không xâm lấn.


- Lý Mai - 28 tuổi, Quận 5, TPHCM

Bạn trai em bị viêm gan siêu vi C. Nếu em có quan hệ nam nữ thì có sao không? Có khả năng bị lây qua đường tình dục không? Nếu tụi em lấy nhau, thì đứa con sau này có khả năng bị bệnh viêm gan siêu vi? Bạn trai em có điều trị nhưng xét nghiệm lại vẫn bị. Xin bác sĩ hướng dẫn phác đồ điều trị nào cho dứt hẳn. Xin trân trọng cảm ơn.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương


Quan hệ tình dục bình thường rất hiếm khi lây viêm gan C trừ trường hợp em và bạn trai của em bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm HIV kèm theo.


Viêm gan C chỉ lây truyền qua đường máu nên về lý thuyết con em rất khó bị viêm gan C vì:

- Chồng em phải lây sang em qua đường máu hoặc các vật dụng sắc nhọn có dính máu (điều này chắc ít xảy ra do em có thể chủ động phòng tránh được).


- Nếu lỡ chồng em lây được sang em thì chỉ có khoảng 60-70% là em sẽ chuyển sang dạng mãn tính để có thể lây được cho con. Nhưng khả năng lây từ mẹ sang con cũng thấp, thường dưới 30%.


Em không nói rõ là bạn trai em bị nhiễm siêu vi C thuộc phân nhóm nào, có độc lực cao hay không và trước đây đã được điều tri với phác đồ nào. Nếu không may bạn trai em nhiễm phải virut viêm gan C phân nhóm 1 có độc lực cao dễ tái phát thì hiện tại vẫn có phác đồ mới phối hợp thuốc chích với các thuốc diệt siêu vi thế hệ mới (Boceprevir) để tiêu diệt triệt để siêu vi C.


Tuy nhiên, các phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C, nhất là trường hợp tái phát đều có nhiều tác dụng phụ và mắc tiền, và cần có các bác sĩ có kinh nghiệm. Bạn nên đi khám và tham vấn với bác sĩ chuyên khoa gan để được tư vấn và có phác đồ điều trị thích hợp.



- Tran Minh Tri - tranminhtri88@...

 

Năm 2009 tôi bị tai nạn giao thông và phải nhận máu từ một người hảo tâm. Đến nay khi xét nghiệm thì BS thông báo là đã bị viêm gan C loại 1. Triệu chứng: rất dễ mệt mỏi, đau nhức. Xin hỏi là thời gian lâu như vậy, bây giờ có thể điều trị được không? Thời gian và chi phí điều trị là bao nhiêu?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan vi rút C loại 1 hiện nay đã có thuốc điều trị rất hiệu quả, bạn nên đến BS chuyên khoa gan để điều trị. Về thời gian và chi phí điều trị tùy thuộc vào bệnh nhân.

 

Nếu điều trị bằng 2 thuốc Peg Interferon và Ribaririn thì phí điều trị khoảng chừng 10-15 triệu 1 tháng, thời gian điều trị có thể từ 1-1,5 năm, hiệu quả thành công khoảng 50-60%.

 

Nếu điều trị bằng phác đồ mới 3 thuốc bạn tham khảo câu tư vấn của bạn Nguyễn Đức Tuấn ở trên.

 

 

- Trần Thị Tuyết Hoa - solve_it_2@..

 

Mẹ tôi 90 tuổi, được phát hiện có bệnh tiểu đường cách đây 2 năm, sau đó có tai biến nên sức khỏe suy yếu (phát âm khó khăn). Đồng thời các kết quả xét nghiệm máu trong quá trình trị bệnh trên cho thấy dương tính viêm gan siêu vi C.

Xin BS trả lời giúp: 1/ Có sự liên quan nào giữa bệnh viêm gan siêu vi C và bệnh tiểu đường không? 2/ Viêm gan siêu vi C ở người lớn tuổi nên điều trị theo hướng nào thì tối ưu?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Người ta thấy có sự liên quan giữa bệnh viêm gan C và bệnh tiểu đường: ở người bị nhiễm siêu vi C thấy có tỷ lệ tiểu đường cao và ngược lại ở những bệnh nhân tiểu đường người ta thấy có tỷ lệ nhiễm vi rút C cao. Tuy nhiên, cơ thế thì hiện nay chưa được biết rõ.

 

Mẹ của bạn bị nhiễm vi rút viêm gan C, đồng thời bị tiểu đường và tai biến và đã 90 tuổi thì tôi nghĩ rằng chỉ nên dùng thuốc nâng đỡ chức năng gan để bảo tồn gan, không thể dùng thuốc đặc trị Peg Interferon được.


Do số lượng câu hỏi đổ về khá lớn, nên các bác sĩ phải làm việc khẩn trương để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc


- Trần Văn Út - minhnhc@...

 

Tôi bị viêm gan siêu vi C (Genotype: 1a), định lượng vi rút: 780.000 copies/ml ,và đã bắt đầu điều trị từ tháng 2/2011 theo phác đồ: Interferon + Ribavirine trong 48 tuần. Trong quá trình điều trị tôi tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của BS, các xét nghiệm định lượng vi rút đều âm tính. Xét nghiệm cuối cùng khi chấm dứt điều trị (tháng 1/2012) đều có kết quả rất tốt (GGT: 18 ; SGOT:14 ; SGPT:15, Định lượng vi rút: âm tính).

 

Tuy nhiên, sau khi khi ngưng thuốc 3 tháng, xét nghiệm kiểm tra lại thì kết quả rất tệ: GGT:36 ; SGOT:124 ; SGPT :280, Định lượng vi rút : 200.000 copies/ml. Hiện giờ tôi hay bị ngứa về đêm và mất ngủ. BS cho biết hiện giờ tôi phải làm gì để trị dứt con siêu vi này ? Chế độ ăn uống, làm việc phải như thế nào?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan vi rút C Genotype 1a, đã điều trị bằng Interferon + Ribavirin mà thất bại bạn có thể điều trị lại bằng những phác đồ tốt hơn:

 

- Peg Interferon kết hợp Ribavirin

 

- Peg Interferon kết hợp Ribavirin + Boceprevir

 

Bạn có thể làm việc bình thường tùy theo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc là; hạn chế thức ăn mỡ động vật; ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.

 

 

- Nam Huynh – namhuynh…@...

 

Em đang vị viêm gan C, đã chữa 8 tháng rồi và đi test máu 3 lần và đã xuống âm tính. Vậy xin BS cho biết tới bao giờ em mới hết chích thuốc. Hiện tại em đang điều trị Pegacys và uống thuốc là Vibaron. Xin cảm ơn BS.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan C điều trị bằng Pegasys và Vibavirin tùy theo genotype và đáp ứng vi rút của bạn trong quá trình điều trị mà BS quyết định thời gian điều trị là bao lâu. Thường thì có 3 ngưỡng thời gian: 24 tuần, 48 tuần, 72 tuần.

 

 

- Bạn đọc

 

Xin chào bác sĩ,

 

 20 năm trước, ba tôi được chẩn đoán là viêm gan mãn tính, sức khỏe vẫn bình thường. Tháng 7/2013 khám tổng quát thì men gan (ALT, AST) trong giới hạn cho phép. Tháng 4/2014, khám lần 2 men gan vẫn tốt (có khám thêm C thì 9,54). Cả 2 lần siêu âm thì gan không sao. Vậy BS cho tôi hỏi bệnh của ba tôi có cần điều trị hay không và theo hướng nào?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Nếu BS xét nghiệm trả lời ba của bạn bị nhiễm vi rút viêm gan C, mặc dù men gan bình thường nhưng vẫn có thể có tổn thương gan. Vì vậy, ba bạn nên đến BS chuyên khoa gan để khám và làm thêm các cận lâm sang chuyên sâu để đánh giá mức độ tổn thương gan, mức độ phát triển của vi rút C, từ đó có quyết định điều trị hay theo dõi.


- Bạn đọc xin giấu tên


Cha mẹ tôi đều bị ung thư gan và đã qua đời. Tôi đi làm xét nghiệm nhưng không có bệnh và đã tiêm văcxin phòng viêm gan siêu vi B. Vậy xin hỏi tôi có phải làm thêm các xét nghiệm nào không? Có phải tiêm ngừa thêm văcxin phòng viêm gan A và C không? Và bệnh này có di truyền sang thế hệ sau không? 

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Bạn không nêu rõ tuổi và giới tính nên tôi không thể có lời khuyên chính xác về việc xét nghiệm khác. Tuy nhiên, riêng về vấn đề viêm gan thì bạn nên siêu âm gan kiểm tra thêm, đồng thời sau khi tiêm ngừa viêm gan B đủ 3 liều theo phác đồ bạn nên kiểm tra máu lại xem có đủ kháng thể để ngừa bệnh chưa.
 
Ngoài ra, bạn nên tầm soát thêm viêm gan siêu vi C. Nếu có thì sẽ lên kế hoạch theo dõi và điều trị nhằm tránh biến chứng xơ gan và ung thư gan. Nếu chưa nhiễm thì sẽ có các phương án phòng ngừa thích hợp, mặc dù viêm gan C chưa có văc-xin phòng bệnh.
 
Thông thường ở Việt Nam nếu bạn đã trên 18 tuổi thì 90% là bạn sẽ tự có kháng thể phòng ngừa viêm gan A nên không cần tầm soát và chủng ngừa viêm gan A.
 
Ung thư gan không di truyền từ cha mẹ sang con cái. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan là: nhiễm siêu vi viêm gan B, nhiễm siêu vi viêm gan C, xơ gan, nhiễm độc tố từ nấm mốc (gạo cũ, bột cũ).
 
 

- Nguyễn Hữu Tuấn - dim2ple@...

 

Mẹ tôi sống cùng ba tôi ở Vĩnh Long và cũng vừa phát hiện bệnh. Men gan cao hơn bình thường 1 tý, có siêu vi C, trong gan có mỡ. BS đã khuyên đặc trị (tốn tiền, thời gian và đau đớn). Vậy xin hỏi BS là gan có mỡ thì viêm gan C nguy hiểm hơn không và hướng điều trị của mẹ tôi như thế nào là phù hợp?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Mẹ của bạn bị viêm gan vi rút C, men gan cao, gan có mỡ thì nên đi khám để BS có hướng điều trị. Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý cũng có trong viêm gan C nhưng không hẳn làm cho bệnh nguy hiểm hơn, vấn đề là chúng ta phải theo dõi và điều trị viêm gan C để không có biến chứng xơ gan và ung thư gan về sau. Điều trị đặc trị viêm gan C tốn kém nhưng thật sự không có đau đớn, nếu bạn có đủ kinh tế thì theo đuổi điều trị đặc trị, nếu không đủ kinh tế bạn có thể nói BS điều trị nâng đỡ gan hơn là bỏ qua không điều trị.


- Ngọc - Bà Rịa Vũng Tàu

Thưa bác sĩ, chị tôi năm nay 58 tuổi, bị chai gan (cirrhosis) do nhiễm siêu vi C. Chị đã chữa 1 lần bằng Ribavirin kết hợp Inteferon nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì bị thiếu máu (anemia) trầm trọng. Trong khi điều trị bác sĩ cũng có cho Epogen nhưng không có kết quả. Chị muốn chữa lại 1 lần nữa nhưng sợ lại tiếp tục bị anemia. Xin hỏi có cách nào khắc phục được anemia ngoài việc dùng Epogen hay không? Mong bác sĩ trả lời giúp. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Chị của bạn bị nhiễm viêm gan C và đã có biến chứng chai gan (xơ gan: cirrhosis) vì vậy việc điều trị bằng Ribavirin kết hợp Inteferon sẽ đạt hiệu quả không cao và dễ bị tác dụng phụ là thiếu máu, suy tủy xương thậm chí làm cho tình trạng chai gan nghiêm trọng hơn. Do đó, việc lần trước khi điều trị bác sĩ có cho thêm Epogen nhưng không có kết quả.

Theo kinh nghiệm của tôi, có khả năng chị của bạn bị thiếu máu do tác dụng phụ của Ribavirin nhiều hơn là do Inteferon. Bạn nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa gan, đưa lại những xét nghiệm cũ đồng thời bác sĩ sẽ cho xét nghiệm trở lại xem tình chai gan cuả chị bạn còn bù trừ hay mất bù trừ để có kế hoạch tái điều trị.

Hiện tại đã có những phác đồ mới không cần dùng thuốc chích Inteferon nhưng vẫn có hiệu quả và giảm bớt tác dụng phụ. Tuy nhiên còn khá đắt tiền.

 

- Bạn đọc ở nước ngoài

 

Bệnh viêm gan có thuốc chữa không, có dứt bệnh được không, có thuốc gì để giữ bệnh đừng phát triển và phải kiêng cữ ra sao? Nếu phát hiện có Hepertied C trong máu nhưng chưa phát triển tới gan có cách phòng gì không, tôi muốn xin số phone  của hay email của BS để liên lạc và tìm hiểu về căn bệnh này có được không? Nếu có dịp về Việt Nam tôi có thể mang người bệnh nhân nhờ BS khám dùm được không? Cảm ơn BS rất nhiều.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bệnh viêm gan có nhiều nguyên nhân, tùy theo nguyên nhân mà chúng ta điều trị. Nếu bị viêm gan thì chúng ta nên kiêng hẳn rượu bia, thuốc lá, hạn chế thức ăn có nhiều mỡ động vật.

Nếu phát hiện có vi rút C trong máu thì đến BS chuyên khoa gan để làm các xét nghiệm chuyên sâu, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị vì hiện đã có thuốc điều trị dứt bệnh viêm gan C.

Nếu bạn cần tìm hiểu về bệnh gan thì có thể tham khảo thông tin trên website AloBacsi.vn.

- camtu...@...


Xin chào chương trình, chào 2 Bác Sĩ. Tôi đi khám sức khỏe định kỳ (2010), kết quả cho biết tôi đã bị viêm gan C, số lượng siêu vi vượt mức cho phép khoảng 30%, lúc đó tôi đang mang thai 6 tháng. Xin hỏi BS như vậy con tôi có nguy cơ bị lây nhiễm không? Nếu có phải làm sao?


BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương




Theo y khoa người ta xác định số lượng siêu vi theo đơn vị UI (ví dụ: 40.000 UI)  chứ không xác định theo 30%. Với các máy móc hiện đại khả năng phát hiện được siêu vi ở mức 50 UI. Nếu dưới mức này xem như là không có siêu vi.


Trường hợp của bạn, theo như bạn kể thì tôi đoán là nồng độ siêu vi trong máu rất thấp (dưới 100 UI) do đó khả năng lây cho con bạn cực kỳ thấp. Hiện tại bạn có thể cho con bạn đi xét nghiệm máu, tầm soát để biết chắc chắn rằng con bạn không bị nhiễm viêm gan C.

 
 

- Nguyễn Lan Trinh

 

Tôi đang điều trị thuốc đặc hiệu trị viêm gan C tôi nấu nấm linh chi làm nước uống thay nước lọc được không ? Xin trả lời sớm cảm ơn.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ


Tôi nghĩ rằng bạn nên uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất, có thể uống nước trái cây (cam, táo, ổi..), không nên dùng nấm linh chi thay nước.

 
- Nguyễn Hữu Tuấn - dim2ple@...

 

Mẹ tôi sống cùng ba tôi ở Vĩnh Long và cũng vừa phát hiện bệnh. Men gan cao hơn bình thường 1 tý, có siêu vi C, trong gan có mỡ. BS đã khuyên đặc trị (tốn tiền, thời gian và đau đớn). Vậy xin hỏi BS là gan có mỡ thì viêm gan C nguy hiểm hơn không và hướng điều trị của mẹ tôi như thế nào là phù hợp?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Mẹ của bạn bị viêm gan vi rút C, men gan cao, gan có mỡ thì nên đi khám để BS có hướng điều trị. Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý cũng có trong viêm gan C nhưng không hẳn làm cho bệnh nguy hiểm hơn, vấn đề là chúng ta phải theo dõi và điều trị viêm gan C để không có biến chứng xơ gan và ung thư gan về sau.


Điều trị đặc trị viêm gan C tốn kém nhưng thật sự không có đau đớn, nếu bạn có đủ kinh tế thì theo đuổi điều trị đặc trị, nếu không đủ kinh tế bạn có thể nói BS điều trị nâng đỡ gan hơn là bỏ qua không điều trị.


 

- Ngọc Quang

 

Tôi là nam, 50 tuổi, bị viêm gan C năm 2012, định lượng 250.000.000 copies/ml máu, scan xơ gan ở ở mức F3 . Điều trị từ tháng 9/2012 bằng thuốc tiêm (của Pháp) một tuần một mũi và uống 6 tháng, xét nghiệm vi rút dưới ngưỡng phát hiện. 6 tháng và 1 năm sau xét nghiệm lại, vi rút dưới ngưỡng và scan sơ gan ở TT Hòa Hảo mức F1. Ngày 30/6/2014 xét nghiệm phát hiện >100.000.000 copies/ml máu. Nay điều trị được 15 ngày bằng thuốc cũ và chưa đi xét nghiệm, không xét nghiệm typs vi rút. (Tôi làm việc ở văn phòng và đi lại với cường độ cao. Sau 6 tháng sau điều trị lần đầu có uống bia thường xuyên).

 

Xin cho hỏi BS:
1. Nguyên nhân tái phát?

2. Điều trị như hiện nay có được không, nếu không được thì phải làm sao, và nếu được thì thời gian là bao lâu?

3. Cần lưu ý những vấn đề gì khác?

 

Xin chân thành biết ơn các BS.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Anh bị viêm gan vi rút C đã điều trị và bị tái phát đó là vấn đề thường xảy ra, rất tiếc là anh không biết anh thuộc genotype nào? Vì khi điều trị đối với những thuốc thế hệ cũ không ức chế được siêu vi hoàn toàn nên vẫn xảy ra tái phát sau khi ngưng thuốc.

 

Khi điều trị lại để tránh tái phát anh nên dùng phác đồ cao cấp hơn phác đồ cũ, chẳng hạn như phác đồ 3 thuốc hiện nay (Peg + Riba + Boceprevir). Thời gian điều trị có thể là 36 hoặc 48 tuần.

 

Anh nên xét nghiệm lại genotype trước khi điều trị.

 
 

- Nguyen - thanhha….@gmail.com

 

Thưa bác sĩ,

 

Bạn cháu gần đây có triệu trứng vàng da, bị đau bên hông xương sườn, biếng ăn. Đi khám BS kết luận là bị xơ gan do bị nhiễm vi rút viêm gan B. Xin BS tư vấn giùm để bạn cháu có chế độ ăn uống hợp lí nhằm đẩy lùi căn bệnh này vì bạn cháu đợt này rất biếng ăn.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn của bạn bị viêm gan B và xơ gan, tình trạng tương đối nặng, chứng tỏ bệnh đã lâu mà không phát hiện điều trị và điều trị không đúng cách. Bạn ấy nên đến BS chuyên khoa gan điều trị tích cực thì có thể chặn đứng được tiến triển của bệnh. Bạn ấy nên kiêng hẳn rượu bia và thuốc là]á, làm việc nhẹ nhàng, nên có thời gian nghỉ ngơi nhiều, ăn nhiều rau quả trái cây, uống nhiều nước, nên hạn chế thức ăn có nhiều muối.
 

 

- Nam - hoangnam…@gmail.com

 

Chào bác sĩ,

 

Tôi bị viêm gan siêu vi B ALT là 23 <42U/L, AsT 25 <37U/L, tôi muôn hỏi bác sĩ men gan của tôi như vậy có cao không? Bây giờ có thuốc gì làm ức chế vi rút không? Và câu nữa tôi muốn hỏi là: tôi năm nay 34 tuổi, nhưng chỉ nặng 41kg, cao 1,60m tôi ăn uống rất kém mỗi bữa chỉ hai chén là cố gắng lắm rồi. Bây giờ tôi muốn khám tổng quát thì khám những gì? Bởi tôi nhìn thấy bảng các dịch vụ khám có nhiều quá, mong bác sĩ giúp đỡ ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan vi rút B mặc dù men gan bình thường nhưng bạn phải khám BS làm thêm những cận lâm sang xác định mức độ tổn thương gan, chẳng hạn như FibroScan, Fibrotest và theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng. Nếu có bằng chứng vi rút hoạt động và tổn thương tế bào gan thì BS sẽ điều trị cho bạn thuốc kháng vi rút.

 

Nếu bạn gầy ốm ăn uống kém, bạn có thể khám tổng quát sơ bộ một số cận lâm sàng không nhiều tiền lắm như: Công thức máu, đường huyết, chức năng thận, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi. Ngoài ra, bạn nên chơi thể thao thì có thể kích thích ăn uống nhiều hơn.


- Đ.Phương, 53 tuổi

Tôi được phát hiện bị viêm gan vi rút C năm 2008. Tôi nghe nói kể từ khi bị nhiễm vi rút đến khoảng 20-30 năm sau sẽ bị ung thư. Vậy xin bác sĩ cho biết làm thế nào để biết tôi bị nhiễm khi nào và hiện nay tiến triển của bệnh tới đâu, mức độ nào?

Nghe nói có thuốc chích nhưng rất tốn kém và rất nhiều tác dụng phụ. Vậy hiện nay có thuốc nào rẻ và ít tác dụng phụ không vì kinh tế tôi cũng khó khăn và thể trạng yếu vì tôi có nhiều bệnh khác. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Cảm ơn vô cùng.


BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trước tiên, anh/chị đừng nên quá lo lắng về tình trạng bệnh của mình cũng như tình trạng kinh tế khó khăn.

Nhiễm vi rút viêm gan C mãn thì có 75% số trường hợp sẽ duy trì tình trạng viêm gan mãn không dẫn đến xơ gan, chỉ có 25% nhiễm vi rút viêm gan C sẽ chắc chắn diễn tiến thành xơ gan sau 15-20 năm. Còn biến chứng ung thư gan chỉ xảy ra khi đã có xơ gan nhưng với tỉ lệ thấp (2-4% mỗi năm).

Việc điều trị với phác đồ hiện tại là phối hợp thuốc chích và thuốc uống có nhiều tác dụng phụ, còn các phác đồ mới hơn có thể không cần chích vẫn có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nhưng chi phí rất cao, không phù hợp với người Việt Nam.

Anh/chị nên đến khám bác sĩ chuyên khoa gan để được tư vấn và theo dõi để biết được mức độ bệnh ở giai đoạn nào nhằm có hướng điều trị thích hợp.

Anh/chị tham khảo thêm bài viết của tôi theo link sau đây: Đối phó với viêm gan siêu vi C.

 
- Ha Vu - vuth…@gmail.com

 

Năm nay em 34 tuổi, nữ, đã sinh 2 con. Khi khi đứa thứ 1 vào năm 2007, thì không phát hiện bị nhiễm viêm gan B. Khi sinh con lần 2 vào năm 2009 thì phát hiện bị nhiễm viêm gan B (cả 2 phải mổ). Chồng không bị nhiễm, 2 con nay cho đi xét nghiệm và chích ngừa viêm gan và đã có kháng thể. Nhưng bố ruột em đã bị ung thư gan và chết vào năm 1997, 1chị và 1 anh bị nhiễm viêm gan B. Em theo dõi men gan không thấy tăng và BS không cho thuốc.

 

Hôm 2/7/2014 em đi khám tại bệnh viện TPHCM thì phát hiện chỉ số xét nghiệm như sau:

GOT/ASAT :53U/L; GPT/ALAT: 58U/L;GamaGT : 41 U/L

HBsAg> 1000 dương tính

HBeAg: 0.4   âm tính

Anti- HCV : âm tính

AlphaFP(AFP): 3.5/ml

Bác sĩ cũng không cho thuốc và hẹn 4 tháng sau lên khám lại.

 

Xin BS giải thích các trị số và em cần ăn uống thế nào?

Em có thể uống câu diệp hạ châu thân xanh không?

Nhưng BS dặn không được uống bất cứ thuốc hạ men gan gì, kể cả thuốc bắc, nam. Em rất lo lắng. Xin BS Thủy chỉ dẫn, rất cảm ơn BS.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan B mãn tính, trong gia đình đã có những người bị bệnh, có ba ruột bị ung thư gan thì bạn nên đi theo dõi sát tình trạng vi rút viêm gan B của mình. Hiện tại, theo xét nghiệm của bạn cho thấy men ALT cao, tôi nghĩ rằng bạn nên làm thêm xét nghiệm định lượng vi rút, siêu âm xác định mức độ tổn thương gan, sau đó nếu thật sự có tình trạng hoạt động của vi rút B thì nên điều trị. Bạn không nên uống rượu bia, hạn chế thức ăn có mỡ động vật, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Nên điều trị tây y theo BS, không nên dùng diệp hạ châu.

 

 

- Nhu Y - nhuy…@yahoo.com

 

Chị tôi năm nay 58 tuổi. Chị phát hiện viêm gan mãn 6 năm trước nhưng không điều trị mà tự uống diệp hạ châu ở nhà. Chị tôi bắt đầu điều trị tại BV Nhiệt Đới từ tháng 2/2013. Lúc đó, BS chỉ cho uống vitamin, đến tháng 7/2013 bắt đầu uống thuốc Tenofovir 300mg 1viên/ngày cho đến nay.

 

Đã xét nghiệm định lượng HBV 3 lần.

- Kết quả XN HBV lần 1 (tháng 2/2013)   :  6,77 x 10^5 copies/ml huyết tương.

- Kết quả XN HBV lần 2 (tháng 10/2013 ):  không phát hiện copies/ml huyết tương.

- Kết quả XN HBV lần 3 (tháng 5/2014)   : 1,06 x 10^2

                                                                 31 x 10^0

 

Các chỉ số men gan nằm trong giới hạn bình thường. Nhưng gần đây chị tôi cảm thấy đau cấn bụng bên phải mặc dù kết qua siêu âm không thấy gì bất thường. Bác sĩ điều trị nói nếu xét nghiệm định lượng 3 lần với kết quả bình thường sẽ cho ngưng dùng thuốc Tenaforvir. Như vậy vi rút có hoạt động trở lại sau khi ngưng thuốc không?

 

Trong khi đó, một người chị khác của tôi cũng đang điều trị viêm gan siêu vi B mãn tại BV Nhiệt Đới, BS nói chị ấy phải uống thuốc viêm gan siêu vi B suốt đời cho dù không tìm thấy vi rút qua các xét nghiệm HBV.

 

Xin cho tôi biết hai chị của tôi phải tiếp tục uống thuốc suốt đời hay ngưng thuốc? Xin cảm ơn AloBacsi rất nhiều!

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Nhu Y thân mến,

 

Điều trị viêm gan B mãn tính là một điều trị lâu dài nhiều năm, tùy theo tình trạng của bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị BS sẽ quyết định thời điểm ngưng thuốc thích hợp. Vì vậy, khi điều trị viêm gan vi rút B bệnh nhân phải tuân thủ điều trị, thuốc uống phải đều đặn, không được uống ngắt quãng, không tự ý ngưng thuốc như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và phát sinh tình trạng kháng thuốc. Theo những nghiên cứu mới đây hiệu quả tốt nhất để ngưng thuốc là khi HBsAg âm tính.
 
 

- Thanh Nguyen - nguyen…@gmail.com

 

Chào AloBacsi,

 

Hiện nay vợ em đang mang thai tuần thứ 22 và có đi xét nghiệm sinh hóa máu kết quả như sau:

SGOT: 39 (0-38)

GSPT: 48.6 (0-41)

HBsAg + Dương tính

HBeAg âm tính

 

Như vậy cho em hỏi tình hình viêm gan B của vợ em có bị sao không? Cách điều trị hiện tại và sau khi sinh như thế nào? Hiện nay liệu có ảnh hưởng đến em bé hay không? Cách phòng tránh, điều trị cho bé như thế nào? Mong các bác giúp em. Em xin cảm ơn!

  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Vợ của bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B và mang thai thì vấn đề cần phải theo dõi bởi BS phụ khoa và BS gan rất chặt chẽ. Hiện tại, tình trạng gan của vợ bạn đang ổn định, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục theo dõi mỗi 2 hoặc 3 tháng và có xét nghiệm định lượng vi rút.


Nếu tình trạng gan ổn định và lượng vi rút không cao thì vẫn theo dõi đến khi sanh. Nếu lượng vi rút cao 10^7 trở lên vào những tháng cuối của thai kỳ BS sẽ xem xét điều trị để giảm lượng vi rút và giảm tỷ lệ lây cho con.


Khi con bạn sanh ra, trong vòng 24 giờ đầu nên được tiêm vắc xin ngừa siêu vi B để bảo vệ cho bé tránh nhiễm bệnh từ mẹ.


- Ms Đông, 30 tuổi, dongvh..@...

Vừa rồi tôi xét nghiệp Anti HCV thì kết quả là dương tính, báo sĩ chỉ định sau 3 tháng xét nghiệm lại mới biết được kết quả. Tôi có nghe nói về phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử có thể biết kết quả ngay và chính xác.

Tôi có thể làm xét nghiệm này ở đâu và chi phí như thế nào? Viêm gan C so với viêm gan B có nguy hiểm hơn không? Triệu chứng dễ thấy nhất là gì? Trường hợp tôi bị viêm gan C, có thể mang thai không? Nếu mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không? Xin cám ơn.


BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trường hợp của bạn theo tôi nghĩ là do bạn đi kiểm tra sức khỏe tình cờ do đó kháng thể Anti HCV của bạn dương tính là do cơ thể bạn đã tiếp xúc với siêu vi C trước đây. Bạn không cần chờ đến 3 tháng mà nên xét nghiệm men gan, Bilirubin, cùng với xét nghiệm sinh học phân tử định lượng siêu vi trong máu để biết được bạn có bị nhiễm siêu vi C mãn hay cấp và cơ thể đã tự loại trừ được siêu vi C hay chưa.

Bạn có thể đến BV Nhiệt đới, BV Đại học Y dược, Trung tâm Medic, Bv Nguyễn Tri Phương… để xét nghiệm. Chi phí khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

B và C chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt tên cho 2 loại siêu vi gây viêm gan mãn. Vì vậy, viêm gan C không nặng hơn viêm gan B.

Về triệu chứng và vấn đề mang thai bạn xem thêm bài viết của tôi theo link dưới đây: Đối phó với viêm gan siêu vi C.

- Thu Thủy - thuthuy…@gmail.com

Chào AloBacsi, em 31 tuổi, chồng em 60, kết hôn được 6 tháng. Chồng em phát hiện nhiễm viêm gan siêu vi C, anh ấy đang điều trị thuốc 1 tháng nay.

Em xét nghiệm viêm gan B và C, cả 2 đều âm tính. Cho em hỏi, em có nên sinh con khi chồng đang điều trị viêm gan C, bệnh có lây cho em và con không? Cám ơn AloBacsi rất nhiều.


BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Em xem câu trả lời của tôi cho bạn Lý Mai.

Riêng trường hợp của em, chồng em đang điều trị viêm gan C thì khả năng lây sang em là rất ít.

Trong thời gian điều trị viêm gan C theo đúng phác đồ thì có nhiều tác dụng phụ nên có thể chồng em rất mệt mỏi, cáu bẳn nên chất lượng sinh hoạt vợ chồng có thể không cao chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến vấn đề có thai và sinh con của em.

Tuy nhiên, tôi có một lưu ý vì đa số các phác đồ điều trị viêm gan C theo đúng chuẩn thường sẽ có hoạt chất RIBAVIRIN. Bạn không nói rõ các thuốc chồng bạn đang dùng. Nếu trong các thuốc chồng bạn đang sử dụng có hoạt chất này thì bạn nên chờ đến khi chồng bạn kết thúc điều trị thì hãy nên có thai.

 

- Mai Ly - maily…@gmail.com

 

Chào bác sĩ, em có 1 số thắc mắc mong bác sĩ hãy giúp em giải đáp.

 

Cách đây khoảng 4-5 năm em đi xét nghiệm máu và được chẩn đoán là bị nhiểm vi rút viêm gan B, mức độ hoạt động của vi rút trong máu cao. Sau đó em có uống một số loại thuốc chữa bệnh về gan nhưng không có thường xuyên. Nhưng đến thời điểm hiện tại em đi khám và xét nghiệm lại thì BS chẩn đoán là bị mắc bệnh viêm gan B chứ không phải là nhiễm vi rút viêm gan B nữa.

 

Em chưa lập gia đình nhưng bệnh này có thể lây cho con cái khi em làm mẹ. Có phải bệnh này sẽ không có cách nào chữa trị hết phải không BS? Em không có biểu hiện như vàng da, vàng mắt. Em chỉ thấy người mệt mỏi, thường xuyên bị đau bụng không có lý do, và bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống chậm tiêu...

 

Hiện tại em có cần phải đi làm thêm các loại xét nghiệm gì để biết chính xác tình trạng bệnh tình của mình không? Xin BS hãy hồi âm lại cho em biết. Em cảm ơn!

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính mà hiện tại chưa lập gia đình, chưa sanh con thì nên đến BS chuyên khoa gan để có hướng dẫn, theo dõi và điều trị sớm. Nếu để sau này bạn lập gia đình và mang thai thì vấn đề điều trị rất khó khăn. Bạn có rối loạn tiêu hóa đi kèm có thể là do gan hoặc những bệnh lý về tiêu hóa như dạ dày, đường ruột, BS khám sẽ biết và điều trị cho bạn.

 

 

- Nhat Tam - nhattam99@...

 

Xin cho biết phương pháp TACE là gì? Hiện đã có thuốc đặc trị tiêm dưới da để điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính? Tôi bị viêm gan B, vậy nên tiêm thuốc đặc trị gì? Tôi đang uống thuốc diệp hạ châu vì khi khám bệnh định kỳ, bác sĩ nói tôi không cần uống thuốc, chỉ cần ăn uống tránh tổn hại cho gan.

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Phương pháp TACE (Transarterial Chemoembolizetion) đây là phương pháp để dùng hóa chất đưa vào mạch máu cô lập khối u trong điều trị ung thư gan. Bị viêm gan B mãn tính hiện cũng có nhiều thuốc để điều trị đặc trị: có thể dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống tùy theo tình trạng của bệnh nhân, thuốc tiêm điều trị viêm gan B hiện nay là thuốc Peg Interferon. Bạn đã đi khám BS và BS nói chưa cần dùng thuốc thì bạn nên tuân thủ theo BS, không nên tự ý dùng thuốc đông y khác như vì sẽ không hiệu quả và đôi khi làm tổn thương tế bào gan.


- My Linh - Huế

Thưa bác sĩ, bệnh viêm gan C lây nhiễm thế nào? Bệnh này có lây lan giống như viêm gan B không?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Em xem lại câu trả lời của tôi cho bạn Tuấn Huy và bạn Lý Mai.


- Tuyết Mai - An Giang

Xin hỏi BS, Ba con bị viêm gan C và xơ gan cổ chướng, 2 lần nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa. Con xin hỏi chế độ ăn uống hợp lý? Ba con đang điều trị bằng thuốc bắc, con đọc trên mạng nhưng không chắc chắn nên hỏi AloBacsi cho rõ ạ. Con cám ơn.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Ba của bạn đã bị biến chứng xơ gan và xuất huyết tiêu hóa nên hiện tại không đặt ra việc điều trị đặc hiệu với viêm gan C vì đã quá chỉ định.

Việc cần làm của bạn là cho ba bạn đi khám bệnh định kỳ, đặc biệt là nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện các búi giãn tĩnh mạch trong thực quản và dạ dày. Qua nội soi các bác sĩ sẽ can thiệp làm xơ chai và cột thắt các búi giãn tĩnh mạch này nhằm hạn chế biến chứng xuất huyết tiêu hóa những lần sau.

Việc dùng thuốc bắc do tôi không có kinh nghiệm nên không thể khuyên bạn được.

Về chế độ ăn uống và dùng thuốc bạn tham khảo theo link dưới đây: http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/benh-thuong-gap-gan/ban-biet-gi-ve-benh-xo-gan-a2014071510147946c484.htm

 
- Lương Lễ Phú - 35 tuổi, luongphu2007@...

 

Chào bác sĩ Thu Thủy và bác sĩ Lưu Phương. Bác sĩ cho hỏi, bệnh viêm gan vi rút C có thể gây tử vong không? Viêm gan C có thể tiêm ngừa được không? Tiêm mấy lần và tiêm vào tuổi nào hiệu quả nhất?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Viêm gan vi rút C cấp tính nặng đưa đến suy gan cấp và tử vong nhưng rất hiếm, bệnh thường diễn tiến âm thầm về lâu dài đưa đến xơ gan, ung thư gan và tử vong. Khác với vi rút viêm gan B, khi nhiễm ở tuổi trưởng thành thường là 80% diễn tiến mãn tính, cơ thể không tự đào thải vi rút. Hiện tại chưa có thuốc ngừa vi rút viêm gan C, chúng ta chỉ có thể tự ngừa bằng cách không dùng chung đồ dùng cá nhân, hạn chế tiếp xúc những chế phẩm từ máu, không quan hệ tình dục bừa bãi.

 

  

- Nguyễn Tấn Phát - 35 tuổi, tanphat777@...

 

Tôi bị viêm gan C mạn type 2, đã chữa tại BV ĐH Y dược TPHCM năm 2011, phác đồ điều trị 6 tháng, đáp ứng thuốc tốt. Sau đó cứ mỗi 6 tháng 1 lần tôi làm xét nghiệm định lượng phương pháp Real-time RT_PCR với kỹ thuật Taqman kết quả đều cho âm tính.

 

2 năm nay tôi không xét nghiệm, xin hỏi tôi có cần làm xét nghiệm này nữa không? Khả năng tái phát lại là bao nhiêu %? Nếu tái phát, điều trị lại có gặp khó khăn hơn lần đầu không? Những trường hợp như tôi cần phải làm gì để bảo vệ chính mình, không mắc lại bệnh nguy hiểm này?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn đã bị viêm gan vi rút C type 2, đã điều trị âm tính, đã theo dõi trong 2 năm không thấy tái phát thì có thể nói là bạn được chữa lành bệnh. Tuy nhiên, vì siêu vi C chưa có thuốc ngừa nên bạn vẫn có thể bị bệnh do tiếp xúc với nguồn bệnh khác, vì vậy mỗi năm bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra thì tốt hơn.
 
 

- Pham Ky Quang - 55 tuổi, phamkyquang@...

 

Bác sĩ cho tôi hỏi tỉ lệ điều trị khỏi bệnh viêm gan C là bao nhiêu %? Biến chứng xơ gan và ung thư gan là bao nhiêu? Cách điều trị như thế nào để có hiệu quả? Theo dõi bệnh cần làm những xét nghiệm nào?

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Tỷ lệ điều trị khỏi viêm gan siêu vi tùy thuộc vào tình trạng bệnh genotype và phác đồ điều trị chẳng hạn nếu genotype 2 thì khả năng thành công có thể là 80-90%, genotype 6 có thể là 70-80%, genotype 1 50-60% với phác đồ điều trị Peg Interferon + Ribavirin. Với phác đồ điều trị 3 thuốc Peg + Riba + Boceprevin thì khả năng thành công của genotype có thể là 80-90%.

 

Khi nhiễm virus viêm gan C thì sau 20 năm tỷ lệ xơ gan là 30%, sau 30 năm tỷ lệ ung thư gan là 15%. Điều trị hiệu quả nhất là trong giai đoạn viêm gan mãn không để đến giai đoạn xơ gan. Thuốc đặc trị tôi đã kể ở trên. Vấn đề theo dõi bệnh, bạn cần làm nhiều xét nghiệm máu, các phương pháp cận lâm sàng tùy theo BS.


 

- Nguyễn Nhân, 54 tuổi, vinhnghia...@...

 

Tôi bị viêm gan C type 1a, năm 2012 dùng Pegasys 180mg Ribavirin 400. Ba tháng âm tính, thể trạng yếu. BS đổi Pegnano180mg, thể trạng không cải thiện, phải ngưng thuốc. Tháng thứ 7 xét nghiệm dương tính trở lại. Năm 2013 dùng Pegintron 80mg ribavirin 400, 12 tháng vẫn dương tính. Thưa BS, còn cách nào chữa trị nữa không? 

 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn đã điều trị thất bại với phác đồ Peg Interferon + Ribavirin bạn có thể đổi qua phác đồ mới hơn phối hợp 3 thuốc Peg +Riba + Boceprevir thì sẽ hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị.

 

- Thùy Dương - Q. Tân Bình, TPHCM

Cho tôi hỏi bệnh viêm gan siêu vi C có điều trị được không? Bệnh này có lây không? Cách phòng bệnh? Nếu mắc bệnh thì con cái sau này có ảnh hưởng gì?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Bạn nên tham khảo link bài viết của tôi:  Đối phó với viêm gan siêu vi C.

Về vấn đề con cái bạn xem câu trả lời của tôi cho bạn Lý Mai, bạn Thu Thủy và bạn Cẩm Tú.


- Hoang Vy - hoangvy...@...ioli.com

Ba em năm nay 56 tuổi, có tiền sử bệnh xơ gan Child A. Đã xuất huyết tiêu hoá 3 lần cách nhau khoảng 2 tháng…Tháng 5 vừa rồi sau khi chuyển vô Chợ Rẫy cấp cứu do xuất huyết tiêu hoá, xuất viện về nhà ba em có triệu chứng chậm chạp, hay ngủ mê thấy bi chết do nôn ra máu không cấp cứu kịp, khó tính, hay cáu bẳn, ngủ nhiều…

Cách đây 3 hôm ba em đi cầu ra phân đen nên vào bệnh viện tỉnh Gia Lai (gia đình em sống ở Gia Lai). Sau nội soi, ba em ngủ li bì, hình như không nhận ra người nhà, thường nằm xuống ngồi lên liên tục, ngậm miệng không chịu ăn…

Bệnh của ba em nguy kịch lắm phải không BS? Ba em còn được khoảng bao nhiêu thời gian xin BS cho biết?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trường họp của ba bạn là bị xơ gan trước đây là Child A nhưng hiện tại với những gì bạn kể tôi chẩn đoán ba bạn bị xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ các búi tĩnh mạch giãn trong thưc quản và dạ dày, đồng thời có biến chứng bệnh não do gan (tiền hôn mê gan/ hôn mê gan). Do đó, giai đoạn xơ gan của ba bạn đã mất bù trừ và ở mức độ Child B-C.

Bạn tham khảo câu trả lời của tôi cho bạn Tuyết Mai để phòng tránh xuất huyết tiêu hóa tái phát, vì khi xuất huyết tiêu hóa tái phát thì tình trạng bệnh não do gan lại nặng hơn.

Về chế độ ăn uống bạn nên hạn chế cho ba bạn ăn chất đạm từ động vật như thịt cá vì gan sẽ không hóa giải được dễ gây biến chứng bệnh não do gan. Bạn nên cho ba bạn ăn nhiều đạm từ thực vật như các loại đậu, ăn nhiều rau trái cây để tránh táo bón, cũng làm ứ đọng chất độc dễ gây bệnh não do gan.

Trường hợp của ba bạn cũng không quá bi đát, nếu theo những hướng dẫn của tôi vừa kể đồng thời nên đi khám bệnh và theo dõi với bác sĩ chuyên khoa gan để được tầm soát nguyên nhân gây xơ gan, nếu có thể điều trị được nguyên nhân thì sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.

- Nguyễn Đức Trung - 25 tuổi, michael…@...

Bác sĩ ơi, em đang chữa viêm gan B thì có cần phải xét nghiệm thêm viêm gan C không? Khi nào cần phải đi xét nghiệm? Viêm gan C có làm cho việc chữa viêm gan B khó khăn hơn không? Trân trọng cảm ơn BS.

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Bạn bị viêm gan B thì nên xét nghiệm thêm xem có đồng nhiễm vi rút C hay không vì vấn đề này có ảnh hưởng tới điều trị. Bạn có thể xét nghiệm khi đi khám bệnh, theo dõi điều trị viêm gan B. Dĩ nhiên khi bị nhiễm 2 vi rút cùng lúc thì việc điều trị sẽ khó khăn phức tạp và tốn kém hơn.


- Phương Linh - 32 tuổi, phuonglinh…@...

Xin hướng dẫn cách điều trị viêm gan C týp 1a. Hiện nay có rất nhiều người tự điều trị viêm gan C bằng cây chó đẻ, cây xáo tam phân.  Xin cho hỏi tác dụng điều trị của hai loại cây này ra sao? Người nhiễm viêm gan C có thể sinh con không? Khả năng truyền từ mẹ sang con như thế nào? Có cách nào phòng ngừa, tránh lây sang con hay không?



TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Hiện tại có nhiều phác đồ điều trị viêm gan C genotype 1a. Peg Interferon + Ribavirin hay Peg + Riba + Boceprevir là 2 phác đồ hiện có tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng không nên dùng cây cỏ hay đông y điều trị viêm gan C vì hiện tại chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả.

Người nhiễm siêu vi C vẫn có thể sanh con bình thường vì khả năng lây từ mẹ sang con rất thấp, khoảng 4%. Nếu bạn nhiễm vi rút viêm gan C thì nên điều trị cho khỏi bệnh trước khi sanh con thì tốt.

 

- Vinh - Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng

Tôi bị viêm gan siêu vi C. Xét nghiệm kết quả là 1080 vi rút/1 ml máu. Tôi đã dùng thuốc bổ gan, diệp hạ châu. Tôi muốn hỏi bệnh của tôi điều trị ở bệnh viện nào là tốt nhất?


TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

 

Bạn bị viêm gan vi rút C, tôi khuyên bạn nên đến BS chuyên khoa gan để điều trị, không nên dùng thuốc đông y như diệp hạ châu vì các thuốc đông y chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị.

Bạn ở Đà Nẵng có thể điều trị ở BV Đa khoa Đà Nẵng hoặc vào TPHCM (BV ĐH Y dược, BV Bệnh Nhiệt Đới, BV Chợ Rẫy, Trung tâm y khoa Medic…).


- Phạm Thế Pháp

Tôi bị viêm gan siêu vi C mạn tính, đã điều trị đúng 1 năm. Nhưng kết thúc 12 tháng men gan vẫn cao, cụ thể chỉ số GGT ở mức 76. Trong điều trị từng quý có xét nghiệm, BS trả lời là âm tính. Xin hỏi, tại sao điều trị âm tính rồi mà men gan vẫn cao? Nay BS dặn 3 tháng tái khám một lần. AloBacsi cho tôi vài lời khuyên với.  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Điều trị viêm gan C, nếu sau khi điều trị và theo dõi BS nói bạn hết bệnh, men gan bình thường, HCV RNA âm tính vẫn duy trì 6 tháng sau khi ngưng thuốc thì gọi là tốt. Tuy nhiên, men GGT ở mức 76 vẫn còn hơi cao, trong trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân khác: Do thuốc, rượu bia hoặc các bệnh gan tự miễn khác, BS sẽ theo dõi và cho xét nghiệm để tìm nguyên do và điều trị cho bạn.

- N. T. Hương - 63 tuổi, Cần Thơ

Chào AloBacsi, Tôi 63 tuổi, cân nặng: 49 kg, chiều cao 1. 58 m. Vừa rồi tôi đi xét nghiệm, kết quả như sau:

AST: 38
ALT: 24
GGT: 128

Xin hỏi gan tôi có bệnh gì không? Cảm ơn BS rất nhiều!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Với kết quả của bạn, men gan AST và ALT là bình thường, GGT là hơi cao. Nguyên nhân thì rất nhiều:

- Nhiễm vi rút viêm gan B, C
-
Bệnh sỏi mật
-
Tiểu đường
-
Rối loạn mỡ máu (cô không bị béo phì theo chiều cao và cân nặng của cô nhưng vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu)
-
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.


- Nguyễn Ngọc - 49 tuổi, thanhung...@...

Tôi bị viêm gan siêu vi C. HCV-RNA 3.390.000 copies/ml. Men gan AST 73.7, ALT 111.3. Siêu âm gan bình thường. Sức khỏe hiện nay bình thường. Hàng ngày uống diệp hạ châu túi lọc. Xin BS cho biết tình hình bệnh của tôi như thế nào và hướng điều trị? Chân thành cám ơn. 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Bạn bị viêm gan C định lượng vi rút hơn 3 triệu, men ALT cao bạn nên đến BS chuyên khoa gan để hướng dẫn điều trị đặc trị để ngăn chặn tiến trình xơ gan và ung thư gan. Bạn không nên dùng diệp hạ châu để trị bệnh vì chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả trị bệnh của cây này, nếu dùng lâu dài đôi khi bệnh tiến triển nặng hơn.

-  Nguyen Thi Guong - 62 tuổi, guong19…@...

Gia đình tôi có di truyền ung thư gan, bản thân tôi cũng bị viêm gan siêu si B. Khi làm xét nghiệm xuất hiện các chỉ số AST là 43.6 U/L, ALT là 77.4 U/L nhưng BS bảo không sao. Vậy tôi có cần uống thuốc và điều trị hay không? Hiện tôi vẫn chưa điều trị viêm gan B. Xin cảm ơn bác sĩ. 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Trước tiên, xin nói rõ với bạn: bệnh ung thư gan không phải là bệnh di truyền nhưng nếu cha mẹ bạn có bị viêm gan B và trong gia đình bạn có người ung thư gan mà bạn bị viêm gan B thì bạn là đối tượng cần phải theo dõi sát.

Tôi chưa có đầy đủ thông tin về bệnh của bạn, nhưng men ALT đã cao hơn 2 lần giới hạn bình thường thì bạn nên đến BS chuyên khoa gan khám và xem xét điều trị nếu cần.

- Nguyen Nguyen - TPHCM

AloBacsi cho em hỏi, Em vừa bị gan nhiễm mỡ, men gan cao, bác sĩ bảo em chưa có vợ là tốt là ngụ ý gì, hay là bệnh của em nặng quá rồi? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cám ơn!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương 

Tôi nghĩ là bạn hiểu sai ý của bác sĩ nói rồi, tôi nghĩ đây chỉ là lời nói đùa thôi.

Về chứng bệnh gan nhiễm mỡ của bạn, bạn tham khảo thêm bài viết của tôi theo link sau: http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap-gan/gan-gan-nhiem-mo/khi-gan-nhiem-mo-a20131010060237421c488.htm


- A.Tinh

Kết quả xét nghiệm HCV-RNA của tôi dương tính thì tôi có cần thiết phải được điều trị đặc hiệu không? Thời gian phải điều trị là bao lâu?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương 

Bạn không nói rõ lý do tại sao đi xét nghiệm, cũng như tôi không khám trực tiếp cho bạn nên tôi không thể khuyên bạn chính xác được. Nhưng nói chung khả năng bạn bị nhiễm viêm gan C mãn là khá cao, do đó bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Gan-mật để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

- Dương Trí - Hàn Quốc

Em là sinh viên du học tại Hàn Quốc, do không biết nhiều tiếng Hàn nên em không tiện trong việc khám bệnh tại đây, xin AloBacsi tư vấn giúp em.

Cách đây 2 tháng em thức dậy thì thấy bị choáng, sau đó mệt mỏi, sốt nhẹ, không tập trung vào việc học được. Sau đó 1 tháng em xét nghiệm máu thì BS bảo em bị viêm gan A (chỉ số: 2200). Sau đó 1 tuần em làm xét nghiệm lại thì men gan hạ xuống còn 220, BS nói có thể do viêm gan B nên cho thuốc bổ về uống.

Hiện em đã uống thuốc được 1 tháng, nhưng trong ngày em vẫn thỉnh thoảng bị sốt nhẹ, mệt mỏi, và không tập trung. Khi nghiêng đầu 1 lát, trở về vị trí ban đầu thì bị choáng. Em bị viêm gan B từ nhỏ, mỗi 6 tháng phải đi xét nghiệm 1 lần... nhưng đây là lần đầu tiên em có những triệu chứng giống như trên.

BS có thể tư vấn giúp là em đang bị bệnh gì, và có cách nào để xét nghiệm cho rõ không ạ? Em xin cám ơn!
 

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Bạn bị viêm gan B từ nhỏ mà hiện nay men gan tăng cao, bạn lại bị mệt mỏi kém tập trung thì có thể là tình trạng viêm gan B của bạn đang phát triển nặng hơn nữa. Vì vậy bạn nên khám BS chuyên khoa gan và nên có hướng điều trị đặc trị tích cực chứ không phải chỉ dùng thuốc bổ.

- Nguyen Van Tan 

Tôi bị bệnh viêm gan C 22 năm nay. Thời gian gần đây, men gan của tôi cao gấp 5 lần so với bình thường, BS theo dõi cho uống thuốc nhưng không giảm. Xin hỏi, như vậy bệnh có phải là giai đoạn cuối hay không? Có cách nào điều trị khỏi không? Xin cảm ơn BS.  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Bạn bị viêm gan C 22 năm mà men gan tăng cao chứng tỏ tình trạng viêm gan C mãn tính hoạt động, bạn nên đến BS chuyên khoa gan để khám và xác định giai đoạn bệnh. Chưa hẳn men gan cao như vậy là giai đoạn cuối của bệnh gan.

Có thể bạn còn ở giai đoạn viêm gan mãn hoặc giai đoạn đầu của xơ gan. Nếu vậy, bạn vẫn có thể được điều trị bằng phác đồ điều trị đặc hiệu cho viêm gan C phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc sẽ đẩy lùi được tình trạng viêm gan hay xơ gan giai đoạn đầu của bạn.

- Nguyễn Minh Trung, 33 tuổi, minhtrung4141@...

Tôi nghe nói viêm gan C chữa trị có lúc khỏi, lúc không tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Xin hỏi điều đó có đúng không?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Tỉ lệ điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C tùy thuộc vào 3 yếu tố:

- Phân nhóm và chủng độc lực của vi rút nhiễm phải (ví dụ: vi rút phân nhóm 1 dễ bị kháng thuốc và tái phát)

- Phác đồ điều trị được sử dụng

- Cơ địa của bệnh nhân (ví dụ: bệnh nhân béo phì, tiểu đường thường sẽ đáp ứng điều trị kém hơn)


- Thanh Phương - chuot…@gmail.com)

Em 32 tuổi (nữ). Em mới phát hiện mình bị nhiễm viêm gan siêu vi C vào tháng 4/2013 trong một lần khám định kỳ ở cơ quan. Lúc mới phát hiện em có đi xét nghiệm lại ở Viện Pasteur và định lượng vi rút là: 438.000 con vi rút (ngưỡng 250copies/ml) và cứ 3 tháng là em đi xét nghiệm định kỳ 1 lần, số lượng vi rút ngày một tăng theo cấp số nhân khiến em rất lo lắng.

Tháng 9/2013 vừa rồi số lượng vi rút của em là 3.260.000 copies/ml (ngưỡng 250 copies/ml) và dến ngày 10/12/2013 số lượng virut trong người em đã đạt tới 34.500.000 copies /ml (ngưỡng 250 copies /ml).

Các chỉ số men gan và công thức máu của em từ trước đến giờ vẫn tốt, luôn nằm trong ngưỡng cho phép. Ngoài ra, em hay bị chóng mặt, rối loạn tiền đình và đang dùng thuốc bắc: ngũ vi chế, nhân trần bắc, bạch tường thảo. 

Em có nghe ở Nga có một loại thuốc có thể trị dứt bệnh trong 1 tháng, em có nên chờ hay không? Vì thuốc điều trị hiện nay có phản ứng phụ nhiều quá, sức khỏe em không được tốt lắm. 

Xin bác sĩ cho em lời khuyên! Trân trọng cảm ơn!  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Bạn bị viêm gan vi rút C, men gan bình thường nhưng vẫn có thể có tổn thương gan (khoảng 20%), cần làm những xát nghiệm chuyên sâu và siêu âm định lượng gan mới xác định được.  

Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị viêm gan C trong vòng 1 tháng, những phác đồ điều trị hiện có ở Việt Nam vẫn cho hiệu quả cao khi điều trị. Về tác dụng phụ bạn đừng lo lắng, có thể nặng ở người này và nhẹ ở người khác và trong tầm bệnh nhân chịu đựng được. Đã có nhiều người ở Việt Nam cũng như trên thế giới dùng qua thuốc điều trị đặc trị viêm gan C, tôi nghĩ bạn vẫn có thể dùng được.

- Tonyjeann - 25 tuổi 

Thưa bác sĩ,

Người bị viêm gan C, không tăng men gan SGOT và SGPT mà chỉ bị tăng men gan GGT, cần uống thuốc gì? Thuốc nào có tác dụng hạ men gan GGT? BDD có tác dụng hạ men gan GGT không?

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Người bị viêm gan C mặc dù không tăng men gan SGOT, SGPT nhưng vẫn có thể bị tổn thương tế bào gan được biết qua sinh thiết gan hay các kỹ thuật xác định mức độ tổn thương gan không xâm lấn.

Vấn đề tăng men GGT có thể do những nguyên nhân khác như: Do thuốc, rượu bia, các bệnh tự miễn, bệnh lý về đường mật… tùy theo nguyên nhân mà điều trị, dĩ nhiên BDD không có tác dụng hạ men GGT.


Huỳnh Quốc Dũng, 30 tuổi, huynhquochung1202@...

Mẹ em bị viêm gan C hơn 13 năm, từ đó đến nay uống thuốc nam, khi không uống thuốc thì uống cây cỏ như cây chó đẻ, chùm bao...Việc uống nhiều và lâu có ảnh hưởng gì không ạ? Chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người bị bệnh này ra sao?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Việc dùng các thuốc nam chưa có bằng chứng khoa học chứng tỏ là tiêu diệt được vi rút viêm gan C. Ngoài ra, bạn cần cẩn thận vì những thuốc đông nam dược không rõ nguồn gốc hoặc chiết xuất từ cây cỏ vẫn có khả năng gây viêm gan do thuốc làm nặng thêm tình trạng viêm gan của bạn.

Còn việc uống cây chó đẻ thì không có tác dụng diệt vi rút viêm gan C, nhưng có tác dụng bảo vệ gan và không độc cho gan.

Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, mẹ bạn nên sinh hoạt và ăn uống bình thường, chỉ hạn chế không ăn quá nhiều chất béo, hạn chế rượu bia và không nên tự ý dùng nhiều các loại thuốc kể cả thuốc bắc và thuốc nam.

- Trần Nhân Hậu, 31 tuổi, tinhdonphuong…@...

Em bị viêm gan siêu vi C, triệu chứng hơn chục năm nay rồi nhưng em mới đi xét nghiệm và được biết bệnh cách đây 5 năm. Thật sự là giờ em thấy rất bế tắc vì không có điều kiện để điều trị. Từ khi biết bệnh đến giờ em chỉ uống thuốc từ thảo dược. 

Liệu ngành y có giải pháp gì để cho những bệnh nhân nghèo như em có thể điều trị bệnh không? Bác sĩ có thể hướng dẫn cho em biết làm thế nào để bệnh chậm phát triển không?  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Bạn bị viêm gan C nhưng vì kinh tế khó khăn không có khả năng dùng thuốc đặc trị, theo tôi bạn vẫn nên đến BS chuyên khoa gan để có hướng dẫn điều trị nâng đỡ gan và theo dõi định kỳ. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng rượu bia, thuốc lá, hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.

- Phan Thanh Long - kito…@gmail.com

Thưa bác sĩ, 

Dạo gần đây người nhà bảo da tôi hơi vàng, tôi đi khám bệnh thì đi BS chỉ cho tôi xét nghiệm Hbs Ag, Anti Hbs Ag và men gan, kết quả là Hbs Ag là âm tính, anti Hbs Ag là dương tính, men gan tốt bảo là không sao. Nhưng đến nay da tôi vẫn hơi vàng, mắt thì bình thường. Vậy tôi có bị gì về gan không? Cảm ơn AloBacsi!       

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

Bạn xét nghiệm siêu vi B âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm siêu vi B, ngoài ra bạn có thể bị những bệnh gan khác. Về nước da của bạn, tôi không thấy trực tiếp nên không biết như thế nào, nếu có vàng da thì trị số Bilirubin trong máu phải tăng cao. Ngoài ra, có một số người nhìn thấy nước da thâm đen có thể là do tình trạng ứ sắt thì đó là một bệnh lý. Một số bệnh lý về rối loạn nội tiết có thể làm da bị nám. Nói chung, có rất nhiều vấn đề cần phải tìm mới xác định được tình trạng bệnh của bạn.


- Hien Vo, 37 tuổi, hienvtsonglam@...

Sau khi điều trị viêm gan C, lịch kiểm tra định kỳ được thực hiện như thế nào? Nếu do điều kiện kinh tế phải ngưng điều trị ở tháng thứ 4 của quá trình điều trị (mà kết quả xét nghiệm tại thời điểm đó đã ở giới hạn an toàn) có ảnh hưởng tới điều trị và có thể tái phát không?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Thông thường lịch kiểm tra nồng độ siêu vi trong máu khi điều trị viêm gan C sẽ ở các thời điểm sau: sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Sau khi hoàn tất phác đồ điều trị và ngưng thuốc hoàn toàn bác sĩ sẽ kiểm tra lại ở thời điểm sau 3 tháng và sau 6 tháng ngưng thuốc để xác định đã điều trị khỏi hoàn toàn.

Trường hợp của bạn ngưng thuốc ở tháng thứ 4 là hơi sớm, nếu bạn nhiễm phải siêu vi phân nhóm 2 hoặc 3 thì xác suất tái phát tương đối thấp vì phác đồ điều trị cho phân nhóm này có thể chỉ cần 6 tháng. Nếu nhiễm phải siêu vi phân nhóm khác thì xác suất tái phát rất cao vì phác đồ điều trị phải cần đến 12 tháng.

- Nguyễn Thị Thơm - Thanh Hóa 

Cháu 24 tuổi, cháu mới lấy chồng được hơn 1 năm nay. Cách đây 8 tháng cháu phát hiện bị bệnh viêm gan B nhưng không được nói rõ là bị từ bao giờ, khi đó BS bảo cháu là không có thuốc đặc trị.

Hiện cháu mang thai được 5 tháng. Cháu được biết thông tin để tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con thì khi sinh con ra phải tiêm vắc xin cho con theo phác đồ, con sẽ không bị nhiễm viêm gan B từ mẹ. Có thông tin còn nói viêm gan B chỉ lây qua đường máu chứ không lây qua nhau thai nên muốn con không bị viêm gan B thì chọn sinh mổ là an toàn.

 Các thông tin trên liệu có đúng không? Nhờ các BS tư vấn cho cháu cụ thể hơn để tránh lây viêm gan B sang con. Cháu xin chân thành cảm ơn.  

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Viêm gan B lây qua đường máu, đường tình dục, mẹ mang thai lây con. Bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B thì có khả năng lây cho con, bạn nên sanh theo chỉ định của BS sản khoa, không nên vì vấn đề siêu vi B mà sanh mổ nếu không có chỉ định.

Để tránh lây cho con bạn nên đi khám thai và khám BS chuyên khoa gan định kỳ, nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ mà lượng vi rút của bạn quá cao > 10^7copy/ml thì BS sẽ xem xét điều trị để làm giảm lượng vi rút của bạn và giảm tỷ lệ lây cho con. Đồng thời con bạn sanh ra nên được tiêm ngừa siêu vi B trong vòng 24h sau sanh. 

Hiện tại viêm gan B có thuốc đặc trị, nhưng chỉ dùng thuốc khi có chỉ định điều trị của BS.

- Kim Nga - kimnga...@yahoo.com

Tôi năm nay 27 tuổi, bị mắc bệnh viêm gan C. Tôi đã đặc trị được 14 tháng với hai loại thuốc kết hợp là Feronsure (inteferon) kết hợp với thuốc uống Razirax, kết quả xét nghiệm định lượng sau 2 tháng điều trị âm tính, và các xét nghiệm định lượng sau mỗi 6, 9, 12 tháng đều âm tính.

Cho tôi hỏi phác đồ điều trị cơ bản với loại thuốc này tối thiểu là bao nhiêu tháng, (vì bác sĩ bảo duy trì điều trị 18 tháng nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn tôi định dừng điều trị khi đủ 15 tháng). Sau khi ngưng điều trị thì còn phải dùng những loại thuốc đặc trị quan trọng nào nữa không? Trong ăn uống mình cần có những lưu ý gì?

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trường hợp của bạn không làm xét nghiệm ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng và không biết bạn bị nhiễm siêu vi C phân nhóm nào nên tôi không thể đưa khuyến cáo điều trị kéo dài 18 tháng.

Tuy nhiên, với phác đồ mà bạn đang dùng cộng thêm với kết quả điều trị là siêu vi âm tính ở thời điểm 2 tháng, 6 tháng và 12 tháng thì tôi thấy rằng bạn có thể kéo dài thời gian điều trị đến 14-15 tháng là đạt yêu cầu.

Sau khi ngưng điều trị bạn không cần dùng thêm các thuốc đặc trị nhưng vẫn có thể dùng các thuốc bảo vệ gan. Về ăn uống bạn tham khảo câu trả lời của tôi cho bạn Huỳnh Quốc Dũng.

- Phan Thanh Long - kito…@gmail.com

 Thưa bác sĩ, 

Dạo gần đây người nhà bảo da tôi hơi vàng, tôi đi khám bệnh thì đi BS chỉ cho tôi xét nghiệm Hbs Ag, Anti Hbs Ag và men gan, kết quả là Hbs Ag là âm tính, anti Hbs Ag là dương tính, men gan tốt bảo là không sao. Nhưng đến nay da tôi vẫn hơi vàng, mắt thì bình thường. Vậy tôi có bị gì về gan không? Cảm ơn AloBacsi!           

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Bạn chỉ mới có xét nghiệm viêm gan B, ngoài ra còn có những bệnh gan khác và có những nguyên nhân khác gây nên vàng da. Bạn chưa làm xét nghiệm về định lượng Bilirubin trong máu, nếu trị số này cao thì mới thật sự có vàng da. Nói chung, bạn nên tái khám để tìm nguyên nhân gây vàng da nếu có.

- Nguyễn Minh Trọng

Xin chào bác sĩ! Dạo gần đây người thân cứ thấy da của tôi vàng và khuyên tôi đi khám sức khỏe như thế nào. Khi khám bệnh thì tôi có xét nghiệm máu về viêm gan B, thì kết quả là Hsag là âm tính, anti Hbs la dương tính, men gan tốt, nhưng chỉ số về da thì nói là không bình thường, nó có màu vàng đồng. Nhưng bác sĩ bảo là không sao chỉ nói tôi là rối loạn nội tiết da gì thôi và cho thuốc về uống. Nhưng uống hết số thuốc vẫn không có gì thay đổi.

Vậy triệu chứng này của tôi là gì, có bị làm sao không? Chào và cảm ơn Bác sĩ.           

TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ 

Bạn xét nghiệm siêu vi B âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm siêu vi B, ngoài ra bạn có thể bị những bệnh gan khác. Về nước da tôi không thấy trực tiếp nên không biết như thế nào, nếu có vàng da thì trị số Bilirubin trong máu phải tăng cao. Ngoài ra, có một số người nhìn thấy nước da thâm đen có thể là do tình trạng ứ sắt thì đó là một bệnh lý. Một số bệnh lý về rối loạn nội tiết có thể làm da bị nám. Nói chung, có rất nhiều vấn đề cần phải tìm mới xác định được tình trạng bệnh của bạn.


- Phương Duy - duyp…@gmail.com

Da con bị vàng, con định đi xét nghiệm máu xem có bị viêm gan B không?

Lưng của con bị nổi nhiều mụn, toàn những mụn đỏ và rất đau. Ngoài ra con còn bị bệnh da vẽ nổi, cũng đã điều trị vài tháng nhưng con thấy không có kết quả, vì ngưng thuốc là bệnh lại như cũ ạ. Con cũng bị dị ứng khi ăn tôm nữa.

Vậy ba triệu chứng đó có liên quan với nhau không ạ? Con rất mong bác sĩ tư vấn giúp con vì con thật sự rất hoang mang và có rất ít kiến thức về y học ạ! Con cám ơn bác sĩ rất nhiều!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương 

Nếu em bị vàng da thì em nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa gan để được xét nghiệm tầm soát các bệnh về Gan - Mật chứ không chỉ đơn thuần là viêm gan B.

Lưng của em bị nổi nhiều mụn đỏ có thể là do em bị bệnh viêm nang lông hoặc là bệnh mụn trứng cá.

Chuyện em dễ bị dị ứng cũng như da em bị nổi mẩn khi vẽ lên thường liên quan đến vấn đề mề đay, dị ứng. Nguyên nhân của vấn đề này rất nhiều trong đó viêm gan chỉ là một trong những nguyên nhân, do đó em cần đi khám các bác sĩ da liễu và Gan - Mật để có chẩn đoán chính xác.

 

Trân trọng cảm ơn TS.BS Phạm Thị Thu Thủy và BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã dành thời gian tham gia cuộc giao lưu. Cảm ơn quý độc giả đã tin tưởng gửi câu hỏi.

***

Viêm gan vi rút C được xem là một “sát thủ thầm lặng”. Chỉ khoảng 1/3 người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứngvà những triệu chứng này thường không rõ ràng.

Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người nhiễm vi rút viêm gan C chuyển sang tình trạng mang vi rút viêm gan C mạn tính và ít nhất 20% nhóm bệnh nhân này có thể chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm vi rút. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư gan.


Tại Việt Nam, theo thống kê của ngành y tế, cho đến thời điểm hiện nay, đã có trên 5% dân số nước ta (khoảng 4,5 triệu người) đang mang vi rút viêm gan C trong cơ thể và con số này vẫn đang gia tăng từng ngày.

Mỗi ngày, hệ thống Khám bệnh Online của AloBacsi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến căn bệnh này.

- Viêm gan vi rút C lây truyền thế nào?

- Biểu hiện của bệnh ra sao?

- Bố mẹ bị bệnh có truyền sang cho con không?

- Người mẹ khi mang thai bị viêm gan vi rút C nên làm gì?

- Các loại thuốc mới, phác đồ mới trong điều trị bệnh viêm gan vi rút C là gì?

- Chi phí cho 1 ca điều trị là bao nhiêu? Nên điều trị ở đâu?

- Viêm gan vi rút C có thực sự chữa khỏi được không?...

Tất cả những thắc mắc đó, bạn có thể gửi cho TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ - Trưởng Khoa Gan - Trung Tâm Y Khoa MEDIC và ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Phó khoa Nội tiêu hoá BV Nguyễn Tri Phương, Giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để được tư vấn tận tình.

Ngay từ bây giờ, bạn có thể gửi câu hỏi về email kbol@alobacsi.vn.

Việc điều trị viêm gan vi rút C từ vài năm nay ở Việt Nam chỉ sử dụng phác đồ điều trị chuẩn phối hợp 2 thuốc Peginterferon - alfa 2b hoặc 2a kết hợp Ribavirin (PR). Tuy nhiên với phác đồ kết hợp 2 thuốc này, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể được điều trị thành công (theo nghiên cứu thì chỉ có khoảng trên 60% bệnh nhân châu Á là có đáp ứng với điều trị nhưng tỷ tệ tái phát còn cao). 

Để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị chuẩn, trong 2 năm qua, dòng thuốc mới có hoạt chất Boceprevir đã được bổ sung vào phác đồ điều trị. Phác đồ mới phối hợp 3 thuốc gồm Boceprevir và Peginterferon alfa + Ribavirin cho thấy hiệu quả cả trên bệnh nhân điều trị lần đầu và những người đã từng thất bại trong điều trị với phác đồ 2 thuốc trước đó. Liệu pháp này tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 70%.

TS.BS Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Gan - Trung Tâm Y Khoa MEDIC cho biết, ưu điểm của phác đồ mới này là rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 28 tuần (bệnh nhân điều trị lần đầu) so với 48 tuần, hay 72 tuần đối với những bệnh nhân khó đáp ứng khi sử dụng phác đồ điều trị kết hợp 2 thuốc trước đây. Ngay cả bệnh nhân xơ gan mà không có chống chỉ định cũng có thể áp dụng được phác đồ điều trị mới kết hợp 3 thuốc này.

Tại Việt Nam, trong vòng gần một năm qua, nhiều bệnh nhân viêm gan vi rút C được chỉ định điều trị bằng phác đồ có Boceprevir đã ghi nhận có đáp ứng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao.


AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X