Hotline 24/7
08983-08983

Giai đoạn dưới 3 tuổi: Phải có chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ

Chất béo luôn chịu nỗi oan khi bị mẹ Việt gắn cho nhiều “tội danh” và bị cắt trong khẩu phần ăn của trẻ. Điều này là một sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ và dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng.

Đưa con thừa cân đi khám, mẹ hoang mang khi bác sĩ thông báo con bị thiếu dinh dưỡng

Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Phương Anh (Quận Gò Vấp) khi đưa con 9 tháng bị béo phì - đi khám định kỳ với bác sĩ dinh dưỡng. Chị lo lắng nói: “Thấy con có nguy cơ béo phì nên ba tháng nay mình cắt giảm lượng dầu mỡ  trong khẩu phần ăn, vậy mà cân nặng của con vẫn tăng đều. Mang con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để nhờ tư vấn thêm. Ai ngờ bác sĩ lại nhận định con bị thiếu dinh dưỡng mặc dù  thừa cân…”

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, nguy cơ béo phì ở các trẻ tháng thứ 9 là: bé gái 9,3kg và bé trai 9,9kg. Tuy nhiên, con số này còn có sự thay đổi tuỳ vào chiều cao của các bé. Nhiều mẹ Việt khi thấy con có dấu hiệu béo phì thường “đổ tội” cho dầu mỡ và lập tức cắt giảm trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Thực chất, đây là một hành động vô cùng sai lầm khiến con thiếu dinh dưỡng dù vẫn thừa cân, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát trình phát triển các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Trẻ thừa cân ở giai đoạn dưới 3 tuổi chưa chắc lỗi thuộc về chất béo
Trẻ thừa cân ở giai đoạn dưới 3 tuổi chưa chắc lỗi thuộc về chất béo

Vấn đề thừa cân thường xuất phát từ tình trạng dư thừa năng lượng, như trẻ ăn nhiềuđường bột. Vì thế, ba mẹ cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng của bé xem chính xác dư thừa chất nào. Nếu bé chưa được bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần, thậm chí đã cắt dầu mỡ khỏi chế độ ăn mà bé vẫn thừa cân thì chắc chắn chất béo không phải “thủ phạm”.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM), chất béo có vai trò rất quan trọng trong 3 năm đầu đời, không thể tự ý cắt giảm. Bởi nhờ có chất béo, các vitamin A, D, E, K mới được hoà tan để cơ thể bé hấp thu. Nếu thiếu chất béo, trẻ có thể thừa cân nhưng vẫn suy dinh dưỡng do thiếu các vitamin này. Đặc biệt, chất béo còn đóng vai trò quan trọng khi chiếm đến 60% vật chất cấu thành não của trẻ trong giai đoạn 03 năm đầu đời. Để trẻ đủ chất béo “xây” não, mẹ nên đảm bảo hàm lượng tối thiểu 10ml dầu dinh dưỡng/ngày.

Chất béo: "Nguyên liệu vàng" cho bữa ăn của trẻ nên bổ sung như thế nào

Cũng theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trong 6 tháng mới sinh, nguồn chất béo của bé hoàn toàn đến từ sữa mẹ và 50-60% năng lượng của bé do chất béo cung cấp. Tuy nhiên, càng lớn bé càng có nhu cầu dinh dưỡng đa dạng nên chúng ta cần tập cho trẻ ăn dặm. Do đó, nhu cầu về chất béo cũng sẽ thay đổi tương ứng:

-   Trẻ 6-11 tháng tuổi: năng lượng từ chất béo cần ở mức 40%.

-   Trẻ 1-3 tuổi: năng lượng từ chất béo cần đạt 35-40%.

Chất béo được chia thành 2 loại: chất béo bão hoà (có trong bơ, sữa, mỡ động vật..) và chất béo không bão hoà (có trong mỡ các loại cá và dầu thực vật).

Thường thì chất béo bão hoà chịu rất nhiều “tai tiếng” vì nhiều mẹ Việt cho rằng đây chính là “chủ mưu” khiến bé khó tiêu, đầy bụng hay như trường hợp trên là béo phì. Thực chất, trong 03 năm đầu đời, chất béo bão hoà tham gia vào sự hình thành mô và các cơ quan của cơ thể. Đồng thời, nó góp phần tăng cường hệ miễn dịch cũng như giữ ấm cơ thể trẻ.

Chất béo không bão hoà với hai “gương mặt đại diện” là DHA và EPA (thuộc nhóm Omega 3), được các mẹ nhắc đến như một thành phần quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển não bộ trong 03 năm đầu đời của trẻ.

Chất béo Omega 3 (gồm DHA và EPA) có nhiều nhất trong cá hồi
Chất béo Omega 3 (gồm DHA và EPA) có nhiều nhất trong cá hồi

DHA đóng vai trò trọng yếu cho sự phát triển của não bộ và võng mạc, liên quan đến khả năng tiếp thu, sự phát triển cảm xúc và thị giác sau này của trẻ. Trong khi đó, EPA là “nhân vật cốt yếu” cho sự phát triển và chức năng truyền nhận tín hiệu của não bộ, liên quan đến khả năng học và tập trung của trẻ trong tương lai.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn 3 năm đầu đời, lượng chất béo tự nhiên có trong thực phẩm thường chưa đủ so với nhu cầu năng lượng của trẻ, cũng như chưa bổ sung đủ DHA và EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ. Chế độ ăn của trẻ hàng ngày cần có dầu ăn và kèm cả mỡ động vật để cân bằng. Tỉ lệ dầu ăn và mỡ động vật nên là 7/3, tức là cứ 2 bữa ăn dầu thì sẽ có 1 bữa ăn mỡ.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn (Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam), mẹ nên bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn của trẻ bằng cách mỗi bữa trộn 1 muỗng dầu ăn dinh dưỡng (tương đương 5ml) vào chén cháo/bột khi vừa nấu xong, tổng cộng 2 muỗng/ngày (tương đương 10ml). Trong các loại dầu ăn dinh dưỡng đặc chế cho trẻ, dầu ăn cá hồi được đánh giá là “nguyên liệu vàng” cung cấp nhiều DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Với thói quen này, mẹ có thể yên tâm não bộ của con phát triển tốt và phòng tránh được tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ trong 3 năm đầu đời.

Dầu cá hồi Kiddy giàu hàm lượng DHA, EPA được chiết xuất từ dầu Cá hồi nhập khẩu, với công thức mới cải tiến về mùi vị kết hợp cùng các thành phần dầu thực vật cao cấp khác như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu mè và dầu gạo.

Dầu cá hồi Kiddy được đặc chế riêng cho trẻ, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như Omega 3-6-9, các loại vitamin A,E và hơn 20 loại acid béo thiết yếu, là dưỡng chất vàng cho não bộ của bé trong giai đoạn 3 năm đầu đời.

11


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X