Hotline 24/7
08983-08983

Gia đình có tiền sử ung thư vòm họng, em làm sao tránh, AloBacsi ơi?

Em đã cắt amidan cách đây vài năm nhưng hiện tai em rất thường xuyên bị viêm họng. Xin hỏi AloBacsi có biện pháp nào ngăn ngừa lâu dài không?

Thưa bác sĩ,

Năm 2007 em đã cắt amidam vì cứ 1-2 tuần em đau họng, sốt và nhức đầu. Sau khi cắt cho đến hiện nay thì tình trạng ấy có phần đở hơn nhưng khoảng 1 năm gần đây, em bị viêm họng thường xuyên hơn.
Thường thì cổ họng em đau rát, khó nuốt rồi sau đó dẫn đến sổ mũi, ho. Em đi khám uống thuốc khoảng 1 tuần thì khỏi, nhưng cổ họng em cứ đau, cứ từ 1- 2 tháng là bị. Lúc khám bác sĩ có bảo là cổ họng em sưng đỏ. Em có hạn chế uống nước đá, giữ ấm.

Em xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp em là: 1/ Biện pháp ngăn ngừa, và có loại thuốc nào có thể sử dụng lâu dài cho bệnh của em không? 2/ Tình trạng của em có gây biến chứng hay ảnh hưởng gì nghiêm trọng hay không? 3/ Em nghe nói là nếu bị viêm họng mãn mà không trị khỏi sẽ bị ung thư vòm họng có thật không?

Em lo về vấn đề này nhất vì gia đình em có tiền sử bệnh ung thư vòm họng. Rất mong được BS tư vấn! (Diễm Phúc - Vĩnh Long)


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Diễm Phúc thân mến,

Amidan đã cắt rồi nhưng tình trạng họng đau, ho, sổ mũi tái diễn thường xuyên là triệu chứng của viêm họng do viêm mũi xoang hay do viêm dạ dày trào ngược....

Khi viêm xoang, các chất dịch viêm từ mũi xoang chứa nhiều vi trùng (mầm bệnh) chảy xuống họng, dễ gây viêm họng gây ho. Chúng có thể biến chứng vào phế quản hay vào phổi. Khi bạn dùng thuốc điều trị, thuốc cũng có thể gây tăng tiết của dạ dày dẫn tới chứng trào ngược dịch vị lên tới họng.

AloBacsi xin hướng dẫn bạn kế hoạch điều trị và phòng bệnh như sau:

Bước 1: Bạn hãy tới cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa nội  khám, chẩn đoán tình trạng bệnh lý: khám mũi, xoang, họng, dạ dày,dùng các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như: nội soi TMH, nội soi dạ dày, XQ, CT scan… ( nếu cần).

Bước 2: Điều trị tích cực tình trạng bệnh lý hiện tại, với các loại thuốc như: kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc chống dị ứng, thuốc làm loãng nhày…, hỗ trợ dẫn lưu mũi xoang bằng các thủ thuật của chuyên khoa TMH như nhỏ hay xịt nước muối sinh lý vào mũi… Phẫu thuật nếu có chỉ định như: polyp mũi xoang, nấm xoang.

Bước 3: Điều trị dự phòng (là bước rất quan trọng, do chính người bệnh phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài, là chìa khóa duy trì sức khỏe):

- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (không ăn những thực phẩm gây dị ứng với cơ thể mình: bạn phải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũi thì lần sau không dùng)

- Tránh khói, bụi, lạnh, nóng (đeo khẩu trang).

- Vệ sinh môi trường sống trong tiểu khí hậu của gia đình: nhà cửa sạch, thoáng, grap giường phải thường xuyên gặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim….

- Tập thể dục đều đặn, thường  xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong phòng ngừa dị ứng(chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…).

- Nếu có viêm mũi dị ứng: Xịt thuốc giảm phản ứng dị ứng tại chỗ loại corticoid, xịt hàng ngày, có thể dùng vài tháng. 

Chúc bạn nhanh chóng bình phục sức khỏe!

BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng - AloBacsi.vn

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X