Hotline 24/7
08983-08983

Gãy xương vì được chồng ôm

Chỉ vì cái ôm “yêu thương” từ chồng, cô Trương đã phải ăn Tết nguyên đán trong bệnh viện.

Cách đây không lâu, Bệnh viện Chiết Giang, Trung Quốc đã tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt, bà Trương 54 tuổi, 2 cánh tay đột nhiên bị sưng đau, các hoạt động bị hạn chế, đến bệnh viện để chẩn đoán. Sau khi chụp X-quang cho thấy: gãy xương 2 cánh tay, trật khớp bả vai 2 bên.

Cô Trương không bị va chạm mạnh, vậy tại sao lại có thể gãy xương cánh tay 2 bên? Chồng của bà Trương nói với bác sĩ, trước đây 1 ngày ông có ôm vợ nhưng cũng không dùng lực quá mạnh, không ngờ sau cái ôm, bà Trương liên tục nói bị đau. Tiếp đó, 2 cánh tay hoạt động rất khó khăn.

Bà Trương bị loãng xương nặng dù mới 50 tuổi

Ông Trương vô cùng lo lắng, nên đã lập tức đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra, đến khi nghe được kết luận của bác sĩ vẫn ngỡ ngàng không tin được.

Bác sĩ Trần Khải Tài, phó Khoa chỉnh hình của Bệnh viện Chiết Giang khi xem bản chụp X quang của cô Trương phát hiện dù mới 50 tuổi mà xương của người phụ nữ như ở độ tuổi 90. Mức độ loãng xương của cô Trương nghiêm trọng tới nỗi không chịu nổi một cái ôm của người bình thường.

Sau khi hỏi han kỹ hơn, bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương nặng như vậy. Hóa ra, cô Trương vì bị bệnh thấp khớp, đang dùng thuốc nội tiết để điều trị, nhưng lại không kịp thời bổ sung canxi, dẫn đến xương ở người phụ nữ 50 tuổi giòn và yếu bất ngờ.

Bác sĩ Trần Khải Tài nói: "Trường hợp cô Trương bị gãy xương đồng thời cả 2 bên cánh tay là cực kỳ hiếm, hơn nữa lại là do bị chồng ôm, xem xét tỉ mỉ, phát hiện xương của cô Trương vô cùng giòn, bình thường chúng ta thường gọi là “người thủy tinh”.
Gãy xương cánh tay chỉ có thể thay khớp đúng không?

Cô Trương chỉ mới 54 tuổi và bị gãy xương cánh tay, phải làm sao? Chồng cô Trương đã đưa vợ đến các bệnh viện khác để điều trị, các bác sĩ cũng kiến nghị cô phải trực tiếp thay khớp, nhưng cả hai vợ chồng đều do dự bởi cô vẫn còn trẻ.

Bác sĩ Tống Bách Sam, Phó viện trưởng của Bệnh viện Chiết Giang, đã chỉ đạo một nhóm các bác sĩ ở Khoa chỉnh hình và Khoa gây mê để thảo luận về tình hình đặc biệt của cô Trương. Cuối cùng đưa ra kết luận, có thể tiến hành phẫu thuật cố định lại vị trí xương. Sau nhiều giờ đồng hồ, đội ngũ của bác sĩ Tống Bách Sam đã hoàn thành ca phẫu thuật cho cô Trương một cách thuận lợi

Bác sĩ Tống nói: "Thông thường, người cao tuổi ở độ tuổi lớn hơn sẽ chọn phẫu thuật thay khớp, nhưng bệnh nhân còn trẻ, xương có khả năng phát triển mạnh, đủ điều kiện phẫu thuật. Ca phẫu thuật của bệnh nhân rất thành công, phục hồi sau phẫu thuật tốt, và sau đó cô Trương được bổ sung canxi để điều trị liên quan, tình hình của bệnh nhân rất khả quan”.

Sau ca phẫu thuật, bác sĩ Tống đã đến thăm cô Trương và hướng dẫn phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Chỉ vì cái ôm “yêu thương”, cô Trương đã phải ăn Tết nguyên đán trong bệnh viện.
Bệnh thấp khớp nên chú ý đến tình trạng loãng xương

Bác sĩ Tống Bách Sam nhắc nhở: “Bệnh phong thấp nhất định phải chú ý đến vấn đề loãng xương, xương của cô Trương như người 90 tuổi chính là do căn bệnh này. Các biểu hiện chính của tổn thương xương khớp ở người là xói mòn xương, loãng xương quanh khớp và khắp cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân thấp khớp có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao."

Điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến chứng loãng xương, phổ biến là glucocorticoids. Bởi vì thuốc nội tiết có thể làm chậm quá trình tổng hợp collagen của các tế bào xương và ngăn chặn sự biến đổi nguyên bào tạo xương thành tế bào xương. Đồng thời, chúng có thể làm tăng cường hoạt động của các tế bào xương bị vỡ và khiến xương tăng khả năng hấp thu.

Các bác sĩ khuyến khích mọi người nên ngăn ngừa loãng xương sớm. Loãng xương không chỉ gây đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ gãy xương. Ví dụ, bệnh nhân thấp khớp dùng glucocorticoids có nguy cơ gãy xương hông và cột sống cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Khi tình trạng trở nặng, rất có khả năng sẽ không còn đi lại bình thường được.

Theo Vietnamnet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X