Hotline 24/7
08983-08983

Gãy đốt sống D12 đã 1 tháng có được ngồi xe máy không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em ngã thang được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, chẩn đoán là vỡ thân D12 và điều trị 1 tuần xuất viện, hiện đã được 1 tháng. Cho em hỏi khi nào em có thể ngồi xe máy được ạ? Và sau này có bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không ạ? Mất bao lâu em hồi phục và có phải hạn chế gì không ạ? Em mới đi tái khám về, bác sĩ có cho 4 loại thuốc gồm Paratramol (1), Diacerein (2), Alendronate (3), Pregasafe (4). Loại thuốc thứ (2) và (3) nhà thuốc bệnh viện không có nên bác sĩ đã cho thêm loại thứ 5 Nivalin. Thưa bác sĩ em có thể mua thêm loại thuốc thứ 2 và 3 về uống chung được không ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Gãy đốt sống D12. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy đốt sống D12. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Cột sống có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống.Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác... của cơ thể từ cổ trở xuống theo phân vùng của các khoanh tủy.

Vì là một xương lớn, phải chịu tải trọng cao nên cột sống rất dễ bị chấn thương và khi đã bị chấn thương thường ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thần kinh do tổn thương chèn ép vào tuỷ sống. Khi đó bệnh nhân có thể bị tàn phế.

Trường hợp của bạn sau té chấn thương gãy xương cột sống nhưng không gây yếu liệt hay tổn thương thần kinh là rất may mắn. Tuy nhiên, mỗi dạng chấn thương cột sống sẽ có hướng xử trí và tập luyện khác nhau.

Nếu hiện tại có thể sinh hoạt, vận động bình thường không đau, không khó chịu thì bạn có thể ngồi xe máy đi lại như bình thường. Về vấn đề dùng thuốc loại số 2, 3 và số 5 không cùng hoạt chất nên có thể sử dụng chung được bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương cột sống là khi xương cột sống bị gãy. Cột sống được tạo ra từ các đốt sống xếp chồng lên nhau. Đốt sống (xương ở cột sống) có thể bị gãy giống như các xương khác trong cơ thể. Tuy nhiên, gãy xương cột sống có thể nghiêm trọng hơn gãy các xương khác trong cơ thể bởi vì tình trạng này có thể gây ra chấn thương tủy sống.

Các triệu chứng của gãy xương cột sống khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương, bao gồm đau lưng, đau cổ, tê, ngứa ran, co thắt cơ, yếu cơ, bất thường ở ruột/bàng quang và yếu liệt. Yếu liệt là sự mất khả năng vận động ở cánh tay hoặc chân và có thể là dấu hiệu chấn thương tủy sống. Không phải tất cả các tình trạng gãy xương đều gây tổn thương đến tủy sống và hiếm khi tủy sống bị tổn thương hoàn toàn.

Thông thường, bước điều trị đầu tiên đối với gãy xương nén cột sống là điều trị bảo tồn (không phẫu thuật), trong đó bao gồm thuốc giảm đau, bổ sung canxi và vitamin D, nghỉ ngơi (nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, không hoạt động kéo dài có thể dẫn đến mất thêm xương) và cố định bên ngoài.

Đau do gãy xương cột sống có thể kéo dài vài tháng trong thời gian hồi phục nhưng vì bạn áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn nên cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Nếu cơn đau do gãy xương nén vẫn còn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị các vết nứt. Hai thủ thuật thường được áp dụng để điều trị trạng gãy xương cột sống do loãng xương là bơm xi măng sinh học cột sống không có bóng và có bóng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Dùng thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất đạm và uống bổ sung nếu cần thiết vì đây là phương pháp hữu hiệu để tránh tình trạng gãy xương cột sống. Bạn cũng nên dành một ít thời gian phơi nắng vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D;
- Gặp bác sĩ để điều trị loãng xương, điều này cũng có ích trong trường hợp mãn kinh sớm;
- Tập thể dục như đi hoặc chạy bộ, chơi quần vợt và các môn thể thao khác có thể giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương;
- Đảm bảo tính an toàn trong nhà bằng cách dọn dẹp ngăn nắp để tránh bị té ngã và lái xe cẩn thận để giảm nguy cơ tai nạn;
- Cử tạ bằng tay và chân để rèn luyện cơ bắp và làm săn chắc xương;
- Bỏ thuốc lá;
- Giảm uống rượu.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X