Hotline 24/7
08983-08983

Gạo biến màu vẫn cố tình ăn có thể tàn phá nội tạng, ung thư

Gạo tẻ là thực phẩm không thiếu được trong mọi căn bếp. Tuy nhiên nếu bảo quản không tốt sẽ khiến gạo biến màu gây độc hại với cơ thể con người.

Có hai nguyên nhân khiến gạo bị vàng đó là hàm lượng nước trong gạo tương đối cao, do bảo quản không tốt dễ sinh ra nấm mốc như penicillium, penicillium citrinum...

Trong điều kiện cho phép, các loại nấm này sẽ sản sinh ra các chất chứa độc tố khiến gạo bị mốc biến thành màu vàng. Nếu ăn phải loại gạo này có thể gây ra bệnh gan, gây tổn thương thần kinh và thận, và có nguy cơ cao mắc ung thư.

Nguyên nhân thứ hai là do sau khi thu khoạch, gặp điều kiện thời tiết bất lợi, lúa phơi không được nắng dẫn đến gạo bị đổi màu vàng. Loại gạo này thường không có độc tố nhưng về thẩm mỹ và hàm lượng dinh dưỡng sẽ thấp hơn gạo được phơi sấy đủ nắng.

 Gạo đã biến màu không nên ăn vì rất dễ gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa  Gạo đã biến màu không nên ăn vì rất dễ gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Tại Đài Loan, Nhật Bản thường hay gặp các ca ngộ độc gạo ngả màu vàng do nấm mốc có màu vàng lục, biểu hiện chủ yếu là tê liệt thần kinh trung ương. Ban đầu là cơ bắp yếu ớt, sau đó là tê liệt chân mang tính đối xứng, rồi dần lan ra toàn thân, khi bị tê liệt hô hấp thì nặng. Nếu lượng độc tố ít thì khi ăn vào cơ thể trong thời gian dài có thể gây ra thiếu máu, nếu dừng không ăn gạo ngả màu sẽ được hồi phục rất nhanh.

Ngộ độc gạo ngả màu vàng óng thường thấy nhiều ở khu vực Đông Nam á và ở miền Nam Trung Quốc. Bệnh chủ yếu tấn công vào gan, biến chứng nhiễm mỡ, cuối cùng chuyển sang sơ gan.

Gạo ngả màu có nấm dạng cát xanh còn được gọi là gạo Thái Lan ngả màu vàng, có độc tố cực mạnh đối với thận. Sau khi ngộ độc có những thay đổi như thận phù to lên, tiểu quản thận bụng to ra, hoại tử, v.v… Biểu hiện lâm sàng là gây trở ngại cho chức năng thận phát triển thành bệnh mãn tính.

Do điều kiện ẩm ướt của Việt Nam cùng việc gạo rất dễ hút ẩm nên bảo quản gạo trong túi kín, tránh hiện tượng nấm mốc hay mối mọt xuất hiện. Và khi bảo quản cũng cần phải lưu ý bởi trong điều kiện độ ẩm thích hợp loại gạo này cũng dễ sinh ra nấm mốc độc hại.

Do đó cần phải buộc chặt miệng bao gạo, để gạo ở những nơi thoáng mát, nếu cho vào thùng phải đậy chặt. Cho vào bao gạo vài miếng rong biển khô theo tỷ lệ 100:1, cứ 10 ngày lấy rong biển ra phơi khô rồi lại cho vào bao gạo sẽ giúp bảo quản chất lượng của gạo.

Ngoài ra gạo có tính chất hút ẩm cao nên cần tránh để gạo ở gần nơi có thịt, cá, rau củ để tránh gạo bị biến vị. Không nên để gạo ở gần bếp nấu, do ảnh hưởng của nhiệt gạo sẽ nhanh biến màu biến vị.

Và bạn cũng có thể bảo quản gạo trong các thùng đựng gạo có kích thước tương đương, đặc biệt nên tránh sử dụng thùng sơn, thùng từng chứa hóa chất để chứa gạo. Để thùng cao ráo, cách đất, kín không bị nước ngấm vào.

Theo An Dương - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X