Hotline 24/7
08983-08983

Em không muốn tiếp xúc và luôn cảm thấy bản thân kém cỏi hơn người khác

Câu hỏi

Chào BS, Em từ trước tới nay luôn cảm thấy bản thân mình kém cỏi hơn người khác, gần đây càng ngày em lại càng không thích tiếp xúc với người khác vì em sợ bị người khác chê bai, coi thường. Những ai không chê bai em thì em vẫn nói chuyện bình thường nhưng những ai hay chê bai thì em rất kị tiếp xúc, nếu biết trước phải tiếp xúc với những ai chê bai em thì em cảm thấy rất lo lắng và bực mình nữa. Em cũng có suy nghĩ là không thích đi làm ở môi trường công sở vì em sợ bị đồng nghiệp nói xấu, bắt nạt và không cho em hoà đồng cùng, sợ bị sếp la nếu không làm việc tốt. Chính vì không thích tiếp xúc nhiều nên em thích ở nhà, ngồi trong phòng chơi máy tính, hoặc nếu có đi đâu chơi em cũng chỉ thích đi một mình hoặc đi với những ai tôn trọng em thôi. Cho em hỏi là em có vấn đề gì không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có những phẩm chất, những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, có người khá tự tin về những gì mình đang có, nhưng lại có một số người tự ti, rụt rè, vì nghĩ mình không bằng người khác, mình quá yếu kém.

Thế nhưng, tự ti đến mức thu mình lại như em thì đã là bệnh, gọi là bệnh tự ti.

Bệnh tự ti là bệnh tự đáng giá thấp mình, là trạng thái mà con người cảm thấy mình luôn yếu kém trước người khác về một sự việc nào đó. Chính vì vậy người tự ti luôn thu mình vào vỏ ốc nhỏ bé, không dám thể hiện mình trước người khác, càng không dám thể hiện trước đám đông.

Bệnh tự ti là một dấu hiệu của tâm lý mặc cảm về thân phận nên không dám tranh luận, thi thố, thể hiện mình trước người khác. Những người tự ti rất khó thành công trong cuộc sống, tự ti làm cho họ khó có thể hòa nhập được với tập thể, đồng đội, cộng đồng.

Tự ti đôi khi chỉ mang tính tương đối, có nghĩa là trong một lĩnh vực nào đó, người ta rất tự ti, nhưng ngược lại ở một lĩnh vực khác thì không. Đôi khi cái gì khá quen thuộc, diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài làm cho người ta quen dần thì người ta sẽ không cảm thấy tự ti, và ngược lại.

Tự ti làm ảnh hưởng đến sự phát triển con người, đặc biệt là sự phát triển các mối quan hệ cá nhân, hạn chế các cơ hội học hỏi, giao lưu, trao đổi, cũng như khả năng hiểu và diễn đạt trong mối quan hệ. Không những thế, tự ti không những làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ mà còn ảnh hưởng đến thể chất, có thể nói tự ti là bức tường lớn gây trở ngại cho sự phát triển nhân cách, phát triển toàn diện.

Em cần lạc quan nghĩ rằng, trong chúng ta ít nhiều ai cũng có tính tự ti. Ta cần phải khắc phục mặc cảm tự ti, cần tìm ra cho chính bản thân mình một giải pháp với mặt cảm, cũng như tự ý thức được là cá nhân mình đang mặc cảm. Cần tìm ra nguyên nhân vì sao mình mặc cảm, và cần phải học cách tự nhận thức với chính bản thân mình rằng: “Tất cả mọi người đều có giá trị đối với ai đó, với cái gì đó, trong chính con người mình”.

Trong trường hợp tự cá nhân em không “bức phá” ra được “cái vỏ tự ti” của chính mình thì em cần điều trị bởi chuyên viên tâm lý hoặc BS chuyên khoa Tâm thần, việc thăm khám, tâm lý trị liệu và đôi khi có hỗ trợ của thuốc sẽ giúp được cho em nhiều hơn.

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X