Hotline 24/7
08983-08983

Đường Trường Sa sụt nghiêm trọng: Lấp vá nhanh để…thông xe?

Các công nhân đang gấp rút thi công, khắc phục sự cố phần sụt lún và hố trũng trên đường Trường Sa (TPHCM) để kịp thông xe vào ngày 8/8.

Khắc phục sụt lún

Liên quan đến việc đường Trường Sa (đoạn qua cầu số 5, phường 14, quận Phú Nhuận, TPHCM) xuất hiện tình trạng sụt lún nghiêm trọng, theo kế hoạch trong chiều và đêm 7/8, các công nhân đẩy nhanh tiến độ, gấp rút thi công gia cố phần đường xung quanh cũng như phần hố trũng để kịp thông xe qua đoạn đường này vào ngày 8/8.

Duong Truong Sa sut nghiem trong:Lap va nhanh de…thong xe?
Các công nhân đẩy nhanh tiến độ, gấp rút thi công gia cố phần đường xung quanh cũng như phần hố trũng để kịp thông xe qua đoạn đường này vào ngày 8/8. Ảnh: NLĐ

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, công đoạn gia cố phần miệng hố đã cơ bản được hoàn thành, các cọc sắt đã được đóng vòng quanh để tránh miệng hố bị mở rộng ra.

Một số vị trí lún nhẹ và phần trũng còn sót lại sau khi đóng cọc đang được đơn vị thi công cho đổ đá để giữ không bị sạt lỡ. Phần lô cốt tạm thời được tháo dỡ ra để các xe chở đá có thể chở đá vào phục vụ công tác thi công.

Thông tin thêm với báo chí, ông Vương Hải Long, Giám đốc Ban quản lý dự án Vệ sinh môi trường TPHCM (chủ đầu tư dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 1) cho biết các đơn vị thi công đang bơm nước trong lòng hố ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Ông Long tiết lộ, sau khi hoàn thành công đoạn trên, các đơn vị chức năng sẽ xác định nguyên nhân gây nên sụt lún đường. Nếu vẫn chưa xác định nguyên nhận sẽ cho đào sâu xuống lòng đất để tìm.

Đặc biệt, để phục vụ tìm nguyên nhân sụt lún đường Trường Sa, trong ngày 8/8, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM sẽ đưa robot có gắn camera vào cống thoát nước ở độ sâu 6m.

Thông xe sớm đường sẽ sụt lún nhiều hơn?

Như vậy, theo kế hoạch được đặt ra thì trong sáng 8/8, các phương tiện có thể lưu thông trên một nửa đường Trường Sa. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông khi biết dự định này đều lên tiếng bày tỏ lo ngại.

Trao đổi với báo chí, TS Phạm Sanh cho rằng, có khả năng cống thoát nước bị gãy, bể dẫn đến đất cát phía trên bị lôi cuốn vào lòng cống gây lún sụp mặt đường.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng nhận định việc gãy đứt mối cống là do thi công không đảm bảo chất lượng và cũng có thể do thiết kế không đảm bảo trên nền đất yếu.

Duong Truong Sa sut nghiem trong:Lap va nhanh de…thong xe?
Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng nếu sở GTVT TP.HCM cho tái lập ngay mặt đường chỉ vì sớm cho xe đi lại thì nguy cơ đường Trường Sa sẽ tiếp tục bị lún sụp. Ảnh: NLĐ

Đặc biệt, TS Phạm Sanh lưu ý, nếu sở GTVT TPHCM cho tái lập ngay mặt đường chỉ vì sớm cho xe đi lại thì nguy cơ đường Trường Sa sẽ tiếp tục bị lún sụp.

Trong khi đó, ông Lê Văn Thịnh - nguyên trưởng phòng quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết phía sẽ khó có thể khắc phục triệt để sự cố lún sụt trên đường Trường Sa.

Theo ông Thịnh, Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TPHCM (chủ đầu tư) đã có một gói thầu 10D do Tổng công ty Xây dựng số 1 TNHH Một thành viên (CC1) - thi công xử lý khe hở tường cừ, gia cố mố cầu của dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đây là công tác khắc phục lại những khiếm khuyết nhà thầu Trung Quốc để lại.

Tất nhiên CC1 làm rất cẩn thận nhưng không thể kiểm soát được hết, bởi cả một bờ kênh như vậy, xử lý kiểm tra rất khó, bình thường nếu đi nhìn bằng mắt, xem dưới kênh cũng không biết chỗ nào rò rỉ. Cho nên, việc khắc phục của CC1 không thể triệt để, dù bài bản.

Cho nên, theo ông Thịnh, tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra, chứ không chỉ lần này, dù trước đó đã nhiều lần xảy ra sự cố.

“Chúng ta có rất nhiều biện pháp để có thể khắc phục, nhưng vừa mất công lại vô cùng tốn kém. Ở đây, phải có cách để cho đất không trôi ra được. Biện pháp tích cực nhất CC1 đã làm, đó là phát hiện chỗ nào bị hở thì bơm vữa xi măng xuống, đây là biện pháp hay và tích cực nhất, hiện đã làm rồi.

Họ bơm từ trên xuống, bên dưới dùng hệ thống ghe thuyền, ghép cốt pha tại chỗ, rồi bơm, bao giờ đông cứng lại thì thôi”, ông Thịnh chỉ rõ.

Theo Hà Đông - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X