Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Mẹ tôi bị thoái hóa, bác sĩ kê đơn toàn thuốc giảm đau. Xin hỏi mẹ tôi dùng thuốc tây thời gian dài có tác dụng phụ gì không? (Nguyễn Huy Đức - Hải Phòng)

Trả lời:

Chào bạn Huy Đức! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến AloBacsi.

Hiện nay để điều trị thoái hóa khớp và giảm các cơn đau, rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone… hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen… Việc sử dụng các loại thuốc này nếu không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Sử dụng các thuốc có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu dài, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân có thể sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.

Nhiều loại thuốc nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có thể gây tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị bệnh viêm khớp:

  • Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.

  • Tăng nhiệt độ cơ thể: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

  • Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do thoái hóa dây thần kinh, do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

  • Mẩn đỏ: Rất hiếm khi do các bệnh khớp gây ra, nguyên nhân của triệu chứng này thường là do các thuốc như solganal, myochrysine methoratrexate, hydroxychloro-quine.

  • Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.

  • Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.

  • Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.

  • Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo phóng sự về anh Nguyễn Thành Hoan (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cùng hành trình thoát khỏi 12 năm thoái hóa khớp gối.

>> Xem thêm:

12 năm thoái hóa khớp gối nay đã không còn lo lắng

8 thực phẩm có hại cho xương khớp của bạn

Top 13 loại rau, củ, quả tốt cho xương khớp bạn nên ăn mỗi ngày

Tác dụng của bột đạm thủy phân trong điều trị thoái hóa khớp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X