Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc đông y trị thoái hóa khớp gối có gây tác dụng phụ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Bà cháu năm nay 65 tuổi, bị thoái hóa khớp gối, phẫu thuật khớp gối cách đây 10 năm. 1 năm trở lại đây bà đau nhiều hơn và có uống thuốc đông y gia truyền. Thành phần không rõ nhưnng thuốc có ghi tác dụng là chữa nhức mỏi đau lưng, tê bại, thấp khớp, thần kinh tọa, đau thận, ăn được, ngủ được. Còn 1 loại nữa có tác dụng là chữa suy thận, nhức mỏi, đái đêm, suy dinh dưỡng, gầy ốm, mất ngủ thiếu máu. Khi đau bà cháu có uống 1 hai liều rồi ngừng thì có tác dụng giảm đau rõ so với thuốc tây y nhưng lại sợ có hiện tượng phù mặt hay những tác dụng phụ khác như những lần uống thuốc đông y trước. Cháu rất lo lắng liệu thành phần thuốc có thực sự an toàn và cách dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Xin bác sĩ tư vấn cho bà cháu cách dùng thuốc này ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoái hóa khớp gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoái hóa khớp gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đông y hay Tây y đều có những giá trị y học riêng trong việc điều trị bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để việc điều trị mang lại tính hiệu quả cao (người bệnh uống vô thì bệnh tình thuyên giảm) mà vẫn an toàn cho sức khỏe (không có các biến chứng hay tác dụng phụ của thuốc) thì điều tiên quyết đầu tiên là phải minh bạch các loại thuốc sử dụng.

Đối với đông y thì ít nhất cần phải ghi rõ các vị thuốc, chứ ghi tác dụng điều trị thì ai cũng ghi được, thậm chí có thể ghi là "thuốc này chữa bá bệnh". Bây giờ thành phần thuốc thì em cũng không rõ, vậy làm sao chúng ta biết cách dùng thuốc đó ra sao, làm sao biết sẽ có ảnh hưởng hay biến chứng gì được? Chúng ta không thể biết là liệu họ có pha những loại thuốc giảm đau mạnh, nhiều tác dụng phụ mà Tây y tránh dùng (như corticoid gây phù mặt, loãng xương, suy thượng thận...) hay không?

Như vậy, bà em vẫn có thể điều trị bệnh thoái hóa khớp theo y học cổ truyền chính thống, nhưng phải đến các cơ sở y tế có chứng nhận, như Bệnh viện Y học Dân tộc, Viện Y học Cổ truyền, phòng khám đông y có xác nhận của sở/Bộ Y tế để tránh tiền mất tật mang, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Thoái hóa khớp gối là là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.

Thoái hóa khớp gối sẽ gây đau vùng khớp gối, đau nhiều hơn khi đi lại, gấp chân hay khi ngồi xổm thì đứng dậy khó khăn. Nếu để lâu dấu hiệu của thoái hoá khớp trở nên rõ ràng hơn, có thể làm biến dạng khớp gối, chân bị cong, có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Nếu không hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến teo cơ và bại liệt.

Thông thường ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.

Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau có thể áp dụng điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu như làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối. Xoa bóp và tập vận động khớp gối giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.

Điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương rất nặng làm biến dạng khớp, lệch trục khớp,...

Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối, bạn cần:

+ Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động:  Không đứng, ngồi và ngủ sai tư thế. Tránh các tư thế phải khom lưng, cúi người, ngồi không đúng… khiến cột sống cong vẹo… lâu dần dẫn đến việc thoái háo khớp.

+ Khi mang vác vật nặng phải từ từ, tuyệt đối tránh các động tác mạnh, đột ngột khiến các khớp phản ứng không kịp thời cũng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, gây thoái hóa khớp.

+ Giữ cân nặng ổn định: Tránh tình trạng thừa cân, béo phì

Đặc biệt, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp là theo dõi cơ thể, ngay khi thấy những biểu hiện như đau nhức vùng đầu gối phải đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp gối.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X