Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cần lưu ý gì?

Tôi bị rối loạn nhịp tim và đang muốn chuyển sang dùng thuốc để kiểm soát bệnh.

Câu hỏi:

Xin chào bác sỹ! Tôi bị rối loạn nhịp tim và đang muốn chuyển sang dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Tôi tìm hiểu được biết có nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cần lưu ý gì về mỗi loại thuốc? ( Vũ H. A., Phú Quốc).

ó nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim với vai trò khác nhau
Có nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim với vai trò khác nhau

TS.BS Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 - Viện Tim mạch Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Trên thế giới, các loại thuốc rối loạn nhịp tim được chia thành 4 nhóm. Nhóm 1 là những thuốc tác động trực tiếp lên quá trình vận chuyển ion natri và kali đi qua màng tế bào. Nhóm này lại được chia thành các nhóm 1A, nhóm 1B, nhóm 1C.

Cần phải chia thành nhiều nhóm như vậy vì rối loạn nhịp tim là một lĩnh vực rất rộng. Có những trường hợp rối loạn nhịp trên thất, rối loạn nhịp tại thất, có những trường hợp là rung nhĩ, trường hợp rối loạn nhịp chậm, rối loạn nhịp tim nhanh… Do đó phải có từng nhóm thuốc phù hợp với từng bệnh lý.

Ví dụ như người bệnh nhịp nhanh thất sẽ phải sử dụng nhóm thuốc 1B (ví dụ như Mexiletin), hoặc sử dụng nhóm 3 (như Amiodaron) để điều trị nhịp nhanh thất.

Còn đối với trường hợp nhịp nhanh kịch phát trên thất, hoặc rung nhĩ, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhóm 1A (như Quinidin), nhóm 1C (như Flecainid), nhóm 3 (như Amiodaron) để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh.

Rất may, ở Việt Nam cũng có nhiều loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Nhóm 2 (các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm) chúng ta có Metoprolol, Atenolol, Propranolol; Nhóm 3 có Amiodaron và nhiều loại biệt dược khác (như Cordarone); Nhóm 4 (thuốc chẹn kênh calci) có Diltiazem, Verapamil.

Chỉ riêng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1 là hơi khó tìm ở Việt Nam, còn phần lớn thuốc chống loạn nhịp khác vẫn được Bộ Y tế cho lưu hành.

Tuy nhiên, do mỗi loại thuốc có công dụng và cách dùng khác nhau, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc. Hãy đi khám tại các bệnh viên chuyên khoa tim mạch. Tại đây, các bác sỹ sẽ khám xét và chỉ định dùng thuốc phù hợp cho bạn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Theo HealthPlus

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X