Hotline 24/7
08983-08983

Dùng men tiêu hóa có gây tăng huyết áp?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tôi đã ra hiệu thuốc mua cho mẹ men tiêu hóa về uống. Sau khi mẹ tôi uống men tiêu hóa vào lại bị tăng huyết áp (trên 140mmHg). Xin hỏi bác sĩ, men tiêu hóa có gây tăng huyết áp?

(Nguyễn Thị Lưu Lan - Bà Rịa - Vũng Tàu)

Trả lời:

Bệnh tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến hiện nay, theo thống kê ở nước ta tỉ lệ người dân mắc bệnh này là 30%. Những người mắc bệnh lâu năm, tuổi cao dễ bị các biến chứng tim mạch: xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành, cơ tim phì đại, suy tim.

Các biến chứng về não: tai biến mạch não, xuất huyết não, nhũn não, thiếu máu não. Các biến chứng về thận: tăng huyết áp làm tổn thương màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có); lâu ngày gây suy thận.

Tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất renin làm tăng huyết áp. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.... Bà nhà chị bị bệnh lâu năm lại tuổi cao nên nguy cơ bị biến chứng rất cao.

Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân.Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân

Khi bị tiêu chảy việc đầu tiên chị cần làm cho mẹ là bù nước và điện giải bằng cách uống dung dịch oresol. Nếu bà không bị đi ngoài nhiều lần trong ngày mà chỉ bị đi lỏng thì có thể do rối loạn tiêu hóa khi đó chị có thể cho bà dùng men tiêu hóa để củng cố lại hệ vi khuẩn đường ruột.

Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do thuốc. Các loại thuốc có thể gây tăng huyết áp là các chế phẩm thuốc tránh thai dùng đường uống; các thuốc giống giao cảm: ephedrin, phenyl ephrin, phenyl propanolamin; các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương; các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID);

các glucocorticoid và mineralocorticoid; natri; ciclosporin; các thuốc điều biến miễn dịch; các thuốc dùng trong các bệnh tâm thần; các liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao; các chất kích thích tạo hồng cầu (ESA = erythropoiesis stimulating agent); các alkaloid của cựa lúa mạch; một số dược liệu; hội chứng ngừng thuốc.

Trong y văn chưa thấy nói đến men tiêu hóa gây tăng huyết áp. Tuy nhiên mỗi cơ địa mỗi người mỗi khác nếu chị thấy bà uống men tiêu hóa vào mà huyết áp bị tăng thì nên dừng ngay việc uống men tiêu hóa và đưa bà đến khám chuyên khoa để có hướng xử trí chính xác.

Theo DS Quang Huy - Sức khỏe và đời sống

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X