Hotline 24/7
08983-08983

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ: Cẩn thận bệnh nặng càng thêm nặng!

Một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng là dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ.

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ, nhiều người gặp họa

Đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên... Nếu được phát hiện và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến bệnh khó điều trị hơn.

Một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng là dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ. Với tình trạng muốn tránh tối đa nguy cơ lạm dụng kháng sinh như hiện nay, nhiều người cho rằng đây là cách vô cùng hữu hiệu để chữa bệnh đau mắt đỏ.

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ: Cẩn thận bệnh nặng càng thêm nặng! - Ảnh 1.

Một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng là dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Dựa theo tính chất ấy của lá trầu không, có rất nhiều người tự ý dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ. Người ta tin rằng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, khi xông hơi, lá trầu không sẽ bốc lên tinh dầu bay vào mắt, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây đau mắt đỏ, giúp đôi mắt bạn khỏe đẹp hơn mỗi ngày.

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ: Cẩn thận bệnh nặng càng thêm nặng! - Ảnh 2.

Dựa theo tính chất ấy của lá trầu không, có rất nhiều người tự ý dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ.

Thực tế thì không phải như vậy. Vài năm trước đã có rất nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ với tình trạng ngày càng nặng nề do tự ý sử dụng lá trầu không tươi đem về đun sôi rồi xông hơi cho đôi mắt. Tình trạng này đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những người đã tự ý chữa bệnh kiểu truyền miệng, chữa bệnh theo trào lưu mạng xã hội…

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, nhiễm khuẩn nặng hơn

Theo BS Đặng Văn Quế (Phó giám đốc Bệnh viện Mắt DND), bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát dịch vào mùa hè và kéo dài sang mùa thu. Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao… tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ phát triển.

Một yếu tố khác để dịch bùng phát còn do điều kiện vệ sinh kém, môi trường khói bụi, ô nhiễm, dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bát, đũa, điện thoại, gối đầu…) khiến cho bệnh dễ lây lan nhanh. Bệnh đau mắt đỏ gây ra do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu…

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ: Cẩn thận bệnh nặng càng thêm nặng! - Ảnh 3.

Bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát dịch vào mùa hè và kéo dài đuôi dịch sang mùa thu.

BS Quế cũng cho biết, trong dân gian thường truyền tai nhau về việc đắp hoặc xông lá trầu không, lá dâu… để trị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, cách điều trị này rất nguy hiểm. Bởi nếu chúng ta đắp hoặc xông các loại lá này có thể sẽ gây ra bị bỏng giác mạc, loét giác mạc...

"Trong lá trầu không có tinh dầu nóng dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, khi vừa xông xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên dễ lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các loại lá trên có tác dụng chữa trị đau mắt đỏ, ngược lại nó có thể càng làm cho mắt phù nề hoặc bị nhiễm khuẩn nặng hơn, nhất là trong trường hợp người dùng không rửa sạch lá trước khi đắp hoặc xông", chuyên gia khẳng định.

Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ: Cẩn thận bệnh nặng càng thêm nặng! - Ảnh 4.

Trong lá trầu không có tinh dầu nóng dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, khi vừa xông xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên dễ lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh.

Theo BS Quế, đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên... Nếu được phát hiện và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến bệnh khó điều trị hơn. Dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ là một trong những cách chữa đau mắt đỏ sai lầm, khiến bệnh nặng càng thêm nặng.

Theo chuyên gia, dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè và kéo dài sang mùa thu. Khi bị bệnh cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác. Với trẻ nhỏ nên để trẻ nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Tuyệt đối không được dùng lá trầu không để xông khi bị đau mắt đỏ. Khi bị đau mắt đỏ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh bệnh có diễn tiến lâu dài và khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Theo Tiểu Nguyễn - Henilo

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X