Hotline 24/7
08983-08983

Đừng để táo bón tái đi tái lại làm khổ con và mẹ

Con trẻ bị táo bón lâu ngày, cứ mỗi lần đi ngoài lại đau rát, chảy máu,... Táo bón kéo dài khiến con biếng ăn, chậm tăng cân. Con uống thuốc rồi nhưng ngưng thì bị lại mà mẹ không hiểu tại sao. Vậy làm sao để khắc phục chứng bệnh này tận gốc?? 

Trẻ bị táo bón mãi không khỏi - nguyên nhân chính từ “tâm lý”

Việc chẩn đoán táo bón khá dễ dàng, nhưng không phải ai cũng đi đến quyết định cho con đến bác sĩ điều trị luôn. Thông thường khi nhắc đến táo bón, cha mẹ liền nghĩ đến đường tiêu hóa của con đang bất ổn và ngay lập tức bổ sung men vi sinh hay chất xơ cho con - những giải pháp an toàn và dễ lựa chọn. Điều này có vẻ đúng nếu như trẻ táo bón nhẹ hay mới bị táo bón. Song với trẻ táo bón kéo dài, nếu chỉ bổ sung chất xơ, men vi sinh thì thực sự là sự thiếu sót và “chủ quan” rất lớn.

Đường tiêu hóa chỉ là nguyên nhân rất sơ khai. Bởi với trẻ táo bón kéo dài thì khi đi ngoài thường gây đau xót. Thậm chí là chảy máu, nứt hậu môn, đi ngoài ra máu,... Sau đó một loạt các vấn đề khác kèm theo và tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.

Ảnh minh họa

Vì bị đau nên trẻ có tâm lý càng sợ và ráng nhịn đi ngoài, không chịu ngồi bồn cầu và ráng dùng những tư thế như bắt chéo chân để chặn đi ngoài. Kết quả là, phân của trẻ ngày càng to, cứng và càng nặng hơn những triệu chứng khó chịu đường tiêu hoá.

Ảnh Buona.vn

Nhất là khi táo bón kéo dài, trực tràng và hậu môn của bé quen với việc bị căng đầy thường xuyên sẽ mất dần khả năng báo động lên não về “nhu cầu” đi ngoài, trẻ mất dần khả năng “mắc cầu”. Chính vì thế mà việc khắc phục chứng táo bón ở trẻ cũng “dài hơi” hơn ta nghĩ. Cha mẹ cần kiên nhẫn tập thói quen đường ruột tốt cho trẻ.

Điều trị táo bón cho trẻ qua 2 giai đoạn - Phác đồ điều trị chuẩn của thế giới

Chứng táo bón của trẻ là hệ lụy từ nhiều yếu tố: tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt,.. bất ổn trong thời gian dài. Mặt khác, đây là tình trạng gấp cần được giải quyết vì vậy song song với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì việc sử dụng các loại thuốc táo bón cho trẻ là điều thiết yếu và cần kiên trì trong thời gian dài.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, dùng thuốc đóng vai trò quan trọng và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị táo bón.

Giai đoạn 1: Giai đoạn tống phân

Giai đoạn này chỉ kéo dài trong 3-6 ngày giúp loại bỏ lượng phân tồn đọng trong đại tràng và giải quyết tình trạng táo bón nhanh chóng. Nếu không thực hiện giai đoạn này trẻ rất dễ bị són phân và tăng nguy cơ bỏ điều trị.

Ảnh Buona.vn

Giai đoạn 2: Giai đoạn duy trì

Giai đoạn này là cần thiết để khắc phục chứng táo bón ở trẻ bền vững. Bởi việc sử dụng thuốc sẽ giúp trẻ tiêu phân mềm, trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và dần dần không còn sợ hãi, chứng “tâm lý” về việc đi ngoài ở trẻ dần được khắc phục. Đồng thời trong thời gian đó, những tổn thương trực tràng và hậu môn cũng có cơ hội được phục hồi.

Giai đoạn này thường kéo dài 6-12 tháng hoặc ít nhất 2 tháng sau khi trẻ duy trì được thói quen đi ngoài 1 lần/ngày. Tiến trình này có thể nhanh hơn hoặc thậm chí có thể kéo dài hàng năm tùy tình trạng từng bé. Một số loại thuốc nhuận tràng đã được nghiên cứu và thiết kế để đảm bảo an toàn cao nhất cho bé trong giai đoạn điều trị duy trì này.

Ảnh Buona.vn

PEG 3350 được ESPGHAN (Hiệp hội Tiêu hóa - Gan mật - Dinh dưỡng Châu Âu); NASPHGAN (Hiệp hội Tiêu hóa - Gan - Dinh dưỡng nhi khoa Bắc Mỹ); NICE UK (Viện Y Khoa và Chăm sóc sức khỏe Anh Quốc) khuyến nghị sử dụng đầu tay chứng điều trị táo bón chức năng ở trẻ.

Với đặc tính không bị cơ thể hấp thu, không gây kích ứng và được thải trừ hoàn toàn ra khỏi cơ thể dưới dạng chưa biến đổi nên PEG 3350 đã được chứng minh lâm sàng về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng lâu dài cho trẻ.

Tham khảo, tư vấn sử dụng thêm qua 0243.689.5666/ 0971.468.666/ Buona.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X