Hotline 24/7
08983-08983

Dụng cụ đo lường thuốc dạng lỏng

Các dụng cụ đo đi kèm với một sản phẩm không được dùng để đo thuốc khác trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ cho bạn làm như vậy.

Luôn luôn sử dụng một loại dụng cụ đo lường thích hợp. Các dụng cụ này thường đi kèm với thuốc. Nếu không có dụng cụ đi kèm, hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn lựa chọn mua dụng cụ đo tốt nhất. Các dụng cụ đo đi kèm với một sản phẩm không được dùng để đo thuốc khác trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ cho bạn làm như vậy. Nếu bạn bị mất các dụng cụ đo đi kèm với thuốc, hãy gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Dụng cụ đo lường thuốc dạng lỏng (Nguồn ảnh: consumermedsafety.org)
Dụng cụ đo lường thuốc dạng lỏng (Nguồn ảnh: consumermedsafety.org)

Cốc đong

Dụng cụ đo tốt nhất cho trẻ em (hoặc người lớn) có thể uống thuốc bằng cốc mà không làm đổ. Kiểm tra các ký hiệu đơn vị đánh dấu trên cốc phù hợp với liều lượng thuốc bạn cần dùng. Hãy cẩn thận nhìn đúng vạch khi sử dụng các loại cốc đong có sự kết hợp đánh dấu các đơn vị tính millileter (ml), muỗng cà phê (tsp), hoặc muỗng canh (Tbsp) để bạn sử dụng rót dịch thuốc đúng vạch

Cốc đong thuốc dạng lỏng

Hình: Cốc đong
Hình: Cốc đong

Muỗng đong

- Tốt nhất cho trẻ uống bằng cốc, nhưng điều này thường làm đổ dung dịch thuốc. Muỗng đong có lẽ tốt cho trẻ uống thuốc bằng các luống từng ngụm nhỏ.

- Kiểm tra các kí hiệu đơn vị đo đánh dấu trên muỗng phù hợp với đúng liều lượng thuốc bạn cần sử dụng.

Muỗng đong thuốc dạng lỏng

Hình: Muỗng đong
Hình: Muỗng đong

Ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm qua miệng

- Tốt nhất cho trẻ sơ sinh không thể uống bằng cốc.

- Đây là dụng cụ tốt nhất để đo lượng chất lỏng vì dễ dàng lấy được lượng liều dùng chính xác. Tuy nhiên, các dụng cụ này không có sẵn đi kèm với thuốc. Hãy liên hệ với dược sỹ.

- Kiểm tra các ký hiệu đơn vị đánh dấu trên các ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm qua miệng xem có phù hợp với liều lượng thuốc bạn cần sử dụng.

- KHÔNG BAO GIỜ sử dụng ống tiêm dưới da để dùng tiêm thuốc. Chỉ sử dụng những ống tiêm được làm chuyên biệt cho phép sử dụng để uống thuốc.

Không sử dụng ống tiêm tiêm thuốc dạng lỏng
Không sử dụng ống tiêm tiêm thuốc dạng lỏng

- Có bộ phận điều chỉnh nối đặc biệt phù hợp ở trên lọ thuốc để dễ rút dung dịch thuốc ra khỏi lọ thuốc bằng ống tiêm. Những bộ phận điều chỉnh nối này cũng giúp đảm bảo an toàn đối với trẻ bằng cách hạn chế được việc trẻ vô ý lấy thuốc uống.

Các lưu ý quan trọng

- Không bao giờ đo thuốc dạng lỏng bằng các dụng cụ gia đình. Những dụng cụ này không có kích thước đồng nhất và điều này sẽ gây ra việc lấy quá nhiều hoặc quá ít thuốc để dùng. Ngay cả các dụng cụ đong đếm cho gia đình hoặc các thìa đong cũng không nên được sử dụng vì dung dịch thuốc có thể tràn hoặc có thể khó lấy đủ liều dùng.

Không dùng muỗng gia đình đo thuốc dạng lỏng
Không dùng muỗng gia đình đo thuốc dạng lỏng

- Nếu bạn lấy thuốc bằng các đơn vị đo millileters (ml), muỗng cà phê (tsp), hoặc muỗng canh (Tbsp), hãy luôn chắc chắn rằng bạn sử dụng một dụng cụ đo lường đảm bảo với liều dùng thuốc cần sử dụng.

- Một số dụng cụ đo đi kèm với thuốc có kết hợp đơn vị đo millileters (ml), muỗng cà phê (tsp), hoặc muỗng canh (Tbsp) đánh dấu trên dụng cụ đo. Hãy chắc chắn rằng bạn hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ sử dụng đơn vị đánh dấu nào để đo liều sử dụng của bạn. Bạn có thể tìm thấy một dụng cụ đo đơn giản hơn khi hỏi tìm một dụng cụ đo chỉ có đánh dấu đơn vị đo bạn cần.

- Hãy hỏi dược sĩ nếu cần có một bộ phận điều chỉnh nối cho thuốc dạng lỏng uống theo toa thuốc có sẵn để có thể lấy thuốc chậm hoặc giới hạn lượng thuốc. Các bộ phận điều chỉnh này có thể làm giảm nguy cơ ngộ độc ở trẻ em.

- Không bao giờ cho phép trẻ uống trực tiếp thuốc từ chai thuốc.

Theo Yhoccongdong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X