Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ do rung nhĩ có thể phòng ngừa?

Tôi bị rung nhĩ, lần nào đi khám bệnh bác sĩ cũng nói thêm một câu “Rung nhĩ phải uống thuốc đều đặn, không được bỏ thuốc. Nguy cơ đột quỵ cao lắm nghe”.

Do bệnh nhân chờ đông quá, tôi chưa có dịp hỏi kỹ bác sĩ về bệnh rung nhĩ liên quan thế nào đến việc đột quỵ. Thông qua AloBacsi có thể giúp giải đáp thắc mắc này giùm tôi? (Thái Trần Trung, quận 12, TPHCM).
Kết quả hình ảnh cho rung nhĩ, alobacsi

Chào bạn,

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp và người bị bệnh rung nhĩ nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần.

Bạn cũng đừng quá căng thẳng vì đột quỵ do rung nhĩ có thể phòng ngừa được. Các thuốc kháng đông đường uống không phải nhóm kháng vitamin K được xem là bước tiến trong phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ.

Các thuốc này có hiệu quả tương tự như thuốc kháng vitamin K, nhưng có những ưu điểm đã được chứng minh như: tỷ lệ xuất huyết nội sọ thấp, liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần xét nghiệm máu, không cần theo dõi chỉ số INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông máu) và thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân".

TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não
Bệnh viện Nhân dân 115

Rung nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và gây những biến chứng như tăng huyết áp, bệnh van tim, cơ tim, động mạch vành và suy tim.

Ghi nhận của bác sĩ, người trên 70 tuổi nguy cơ rung nhĩ 30%, còn bệnh nhân suy tim độ 4 thì mối nguy đến 50%.

Người bị rung nhĩ dễ dẫn đến đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân rung nhĩ gấp 4-6 lần so với người không rung nhĩ, còn nguy cơ tử vong tăng gấp hai lần.

Ở cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định khoảng 60 đến 80 nhịp một phút. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất, gọi là rung nhĩ. Rung tâm nhĩ rất nguy hiểm bởi làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim. 

Bệnh nhân bị rung nhĩ thường hình thành cục máu đông trong tim. Cục máu đông này có thể trôi theo dòng máu lên não gây đột quỵ. Do đó bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc kháng đông để ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch ở chân hay tắc tĩnh mạch phổi. 

Dùng thuốc kháng đông cũng có thể gây biến chứng như chảy máu mũi, máu răng, ho ra máu, nôn ói ra máu, nước tiểu đổi màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi cầu ra máu hoặc phân đen, nhức đầu dữ dội và kéo dài, sưng bàn chân hoặc bắp chân dai dẳng...

Bệnh nhân nên uống thuốc kháng đông đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hoặc cho người khác uống mà không có chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc cần hạn chế thức ăn chứa vitamin K như rau xanh, bắp cải, rau muống, gan heo, gan bò, gan gà vịt, bơ thực vật, ngò tây, củ hành xanh, đậu xanh, dầu đậu nành, dầu hướng dương. Không uống hơn hai ly rượu mỗi ngày.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X