Hotline 24/7
08983-08983

Độc hại như nghề làm móng

Trong một tiệm nail ở khu Queens (New York) toàn những thợ đến từ Ecuador, khi không có khách, Monica Rocano 30 tuổi lướt internet để tìm lời giải thích vì sao cô sẩy thai vào năm ngoái.

Toan Ngoc Do, left, a manicurist student, worked on the nails of a fellow student, Tien Dang Thuy, during a class at the International College of Cosmetology in San Francisco last May.


Ngồi bên cạnh cô là Nancy Otavalo 39 tuổi cũng sẩy thai năm ngoái. 4 người phụ nữ khác trong tiệm này cũng vậy. Câu chuyện phổ biến đến mức những thợ làm móng lớn tuổi thường khuyên các đồng nghiệp trẻ đang trong độ tuổi sinh nở nên kiếm công việc khác nếu muốn có con.

Khi rời Ecuador đến Mỹ, Monica để lại bé gái ở nhà. Đã 6 năm rồi, cô chưa gặp mặt con bé. Đứa nhóc thứ hai Matthew ra đời như một niềm hạnh phúc lớn với cô. Nhưng khi bé lớn dần, có vẻ như mọi chuyện không ổn lắm. Đôi chân của bé yếu ớt, cứ oằn xuống khi bé cố gắng đứng lên. Đã 3 tuổi mà bé còn chưa nói được tên mình.

Đưa Matthew đến khoa nhi khám, Monica chấp nhận sự thật là bé chậm phát triển mọi mặt, cả thể chất lẫn nhận thức. Bác sĩ hỏi Monica làm nghề gì, cô trả lời. Khi ông hỏi Monica làm được mấy tháng thì có bầu. 6 tháng, cô trả lời. “Khi đứa trẻ ở trong dạ con, nó hấp thu mọi thứ, kể cả những chất độc hại”, bác sĩ nói với cô.

Nancy Otavalo từng bị sảy thai khi làm việc trong tiệm móng.Nancy Otavalo từng bị sảy thai khi làm việc trong tiệm móng.

Một ngày cách đây 5 năm, một bác sĩ cũng đã khuyên người phụ nữ ngồi kế bên Monica trong tiệm nail khi chị ta đến sau khi bị sẩy thai: “Những hóa chất làm móng độc hại cho phổi, gan, rồi đến lúc nào đó là ung thư, chị nên đổi nghề đi”. Chị ta cười: “Tôi còn biết làm nghề gì nữa”. Từ đó, chị sẩy thai hai lần nữa, tổng cộng là ba lần.

Ki Ok Chung, thợ làm móng gốc Hàn Quốc có thâm niên hơn 20 năm, được gọi đến để làm thủ tục gia nhập quốc tịch Mỹ, chị sửng sốt khi phát hiện một điều: vân tay trên các đầu ngón tay của chị không còn nữa. Và quá trình làm thủ tục bị kéo dài ra. Đến giờ, chị không dám cầm ly nước nóng hay lạnh nữa.

Đôi bàn tay mất dấu vân tay của Ki Ok Chung.

Đôi bàn tay mất dấu vân tay của Ki Ok Chung.

Dù trời mùa xuân như Zoila Calle, thợ làm móng 22 tuổi ở khu Harlem vẫn đeo đôi găng tay len to sụ. Bên trong là đôi tay đầy mụn mủ nhức nhối đến mức cô không thể nắm được chai nước hay bấm số điện thoại. Đây là lần thứ hai, tay của Zoila sưng nhức, điều vẫn xảy ra thường xuyên với các thợ nail. Một số thợ làm móng lão làng nói rằng họ có thể nhận ra đồng nghiệp trên đường phố nhờ vào vết nám màu cà phê trên má.

Le Thi Lam, người Việt Nam vượt biên đến Mỹ năm 1988 bắt đầu làm việc trong một tiệm nail ở Sacramento (bang California). Năm 1991, chị bắt đầu gặp vấn đề ở tuyến giáp, sau đó phát triển thành bệnh suyễn. Chị bỏ việc vì lo ngại hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng không lâu sau, chị quay lại tiệm nail vì không thể kiếm công việc khác với nguồn Anh ngữ ít ỏi. 10 năm sau, chị mắc ung thư vú.

Phòng mạch của BS Charles Hwu nằm ở quận Queens (New York) thường tiếp các phụ nữ châu Á. “Họ thường đến với các vấn đề về hô hấp, không phải họ hút thuốc, hay ngửi khói thuốc nhiều hay bị bệnh suyễn bẩm sinh. Tất cả đều làm ở các tiệm móng”, ông nói. Eugenia Colon, chủ một tiệm nail ở khu Brooklyn hàng ngày tiếp xúc với các hóa chất, kết quả là lá phổi bà đầy những “đám bụi” bám vào sau nhiều năm hít bụi.

Bác sĩ Charles Hwu thường tiếp các bệnh nhân nữ gặp vấn đề về hô hấp, chủ yếu họ làm móng.

BS Charles Hwu thường tiếp các bệnh nhân nữ gặp vấn đề về hô hấp, chủ yếu họ làm móng.

Thế đấy, hóa chất làm móng ăn mòn chân tay, thẩm thấu qua da, đi vào người theo đường hít thở làm hỏng thai nhi, hỏng các bộ phận cơ thể. Trong số 20 chất độc hại nằm trong thành phần các thuốc làm móng mà Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đòi loại bỏ thì có 17 chất độc hại đối với hệ hô hấp. Khảo sát 500 thợ làm móng ở bang Colorado, 20% nói họ thường xuyên ho cả ngày lẫn đêm.

3 chất đặc biệt nguy hại trong các hóa chất làm móng là Dibutyl Phthalate (DBP) gây hại cho bào thai và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, Toluene gây hại cho nhận thức, chức năng thận, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và Formaldehyd được xem như chất sinh ra ung thư ở người.

Luật liên bang Mỹ quy định an toàn về mỹ phẩm đã ra năm 1938, chỉ vỏn vẹn 591 chữ, không yêu cầu các công ty mỹ phẩm phải đệ trình thông tin về an toàn lên Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Những người làm trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vẫn già mồm nói rằng các hóa chất của họ được kiểm soát ở mức an toàn.

Gần đây, FDA có một số nỗ lực để cải tạo đạo luật năm 1938, đưa những quy định nghiêm hơn vào ngành mỹ phẩm nhưng chưa có tiến triển nhiều khi họ vấp phải sự kháng cự mạnh từ các ông lớn mỹ phẩm cùng đội vận động chính sách hùng hậu của họ.

Một số công ty biết mọi người trong ngành nail đều đã tường việc hóa chất độc hại nên khôn ngoan tung ra các sản phẩm mới kiểu “3-không”, “5-không” nhắc đến số hóa chất độc nhất không dùng. Nhưng theo các cuộc thử mẫu ngẫu nhiên, sản phẩm kiểu mới đó vẫn chứa bộ ba chất độc nhất DBP, Toluene và Formaldehyd.

Eugenia Colon với tấm phim chụp lá phổi tổn thương của chị.

Eugenia Colon với tấm phim chụp lá phổi tổn thương của chị.

Dùng luật chưa được, các quan chức môi trường sức khỏe như ở bang California chuyển sang vận động các tiệm nail tự nguyện tham gia chương trình sử dụng các sản phẩm “sạch”. Nhưng trong số hàng ngàn tiệm nail ở California hiện giờ mới chỉ có 55 tiệm tham gia chương trình. Một trong số đó là tiệm Lulu Nail Spa ở Burlingame của bà chủ Le Thi Hai gốc Việt Nam. Chị hy vọng tấm đề-can chứng nhận “tiệm nail an toàn cho sức khỏe” được dán trên cửa kính sẽ thu hút nhiều khách hơn.

Chị thay đổi không chỉ vì lý do kinh doanh. Gần đây bạn trai chị hay phàn nàn rằng trong nụ hôn của chị chứa nhiều mùi chất tẩy và bụi nhựa quá.

Theo Đ.H - Thế giới tiếp thị/ Nông thôn ngày nay

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X