Hotline 24/7
08983-08983

Đổ mồ hôi màu hồng là bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Gần đây cơ thể em có hiện tượng ra mồ hôi có màu hồng. Lúc đầu ít thường xuất hiện ở cổ áo. Sau nhiều hơn và màu đậm hơn ra nhiều ở vai và cổ có cả ở cánh tay, không có mùi gì. Em hoàn toàn bình thường không mắc bệnh gì ạ. Em xin hỏi chuyên gia không biết em bị bệnh gì? Nên làm gì ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đổ mồ hôi màu hồng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đổ mồ hôi màu hồng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thành phần chủ yếu của mồ hôi là nước, muối  và 1 số chất chuyển hóa khác, và thành phần này thay đổi phụ thuộc vào vị trí (nhiều nhất là ở trán, ngực lưng), điều kiện môi trường, kiểu kích thích và đáp ứng của từng người. Ví dụ: thành phần mồ hôi của  một người sẽ thay đổi khi trời lạnh so với trời nóng, thay đổi theo chế độ ăn, thay đổi khi bạn uống thuốc, vận động,...

Mồ hôi cũng là môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi nấm, vi khuẩn phát triển tiết ra các chất tạo màu, nên áo có màu vàng, màu hồng ở vị trí ra nhiều mồ hồi là việc rất thường gặp.

Tuy nhiên nếu mồ hôi ngày càng đỏ, hoặc có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt… hoặc chảy máu vị trí khác thì nên tới bệnh viện khám bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hiện tượng mồ hôi tiết màu (có thể màu xanh, đen, đỏ nhưng phổ biến là màu vàng) là do trong mồ hôi có nhiều chất tạo sắc tố, lúc gặp ánh mặt trời bị oxy hóa và đổi màu. Đây là một hiện tượng rối loạn chức phận tiết mồ hôi kèm theo rối loạn chuyển hóa một số chất trong thành phần mồ hôi. Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng này hiện nay y học vẫn chưa giải thích được rõ ràng. Có nhiều tác giả cho là do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh giao cảm, tác hại của một số nấm, vi khuẩn, ký sinh trên da.

Mồ hôi tiết màu
tuy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng thường gây phiền phức, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quá trình tiếp xúc với xã hội.

Các biện pháp hạn chế đổ mồ hôi màu:

- Giữ vệ sinh da, năng tắm giặt

- Chọn loại vải thoáng, không hấp hơi, may áo rộng nách

- Có thể dùng các loại lăn nách tại chỗ

- Lau nách ngày 2-3 lần bắng dấm, xoa bột phèn phi có tác dụng tốt

- Tránh dùng chung chăn gối, áo lót, khăn mặt với người bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X