Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị viêm dạ dày tá tràng + trào ngược dạ dày thực quản trong bao lâu?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị viêm dạ dày tá tràng, đã điều trị 6 tuần. Hiện tại em còn ợ hơi khi ăn xong, có khi nấc cụt; khi nằm xuống cảm giác có gì đó trong lồng ngực, khó chịu ở ngực; buổi sáng ngủ dậy nước bọt hơi vàng; thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn nhưng khi ăn vào sẽ hết. Từ ngày khởi phát sau 2 ngày em giảm gần 2kg, hiện tại giảm 5kg. Vậy em có mắc trào ngược không, nếu mắc thì tình trạng của em ở giai đoạn nào? Điều trị có khỏi không, có tái phát không? Bệnh viêm dạ dày em điều trị khoảng bao lâu nữa? Nếu em bị trào ngược thì chi phí phẫu thuật khoảng bao nhiêu?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Khó chịu ở lồng ngực khi nằm xuống. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khó chịu ở lồng ngực khi nằm xuống. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đối với tình trạng viêm dạ dày tá tràng + trào ngược dạ dày thực quản, thời gian điều trị thuốc cần tối thiểu 6-8 tuần thì bệnh mới ổn định. Bên cạnh dùng thuốc, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các lời khuyên về thay đổi lối sống, vì đây có thể là nguyên nhân chính khiến bệnh dễ tái phát về sau.

Cụ thể là cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế thức ăn chua cay, quá nhiều dầu mỡ, không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2h, giảm cân nếu thừa cần và nhất là phải giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái, tránh lo lắng.

Đa số các trường hợp bệnh thường lành tính, ít diễn tiến nguy hiểm nếu duy trì điều trị theo chuyên khoa. Chỉ định phẫu thuật chỉ đặt ra khi tình trạng bệnh nặng vì nguy cơ và biến chứng mà phẫu thuật có thể gây ra.

Trường hợp của bạn chưa có chỉ định điều trị phẫu thuật, bạn nên tái khám chuyên khoa Tiêu hoá định kỳ và theo dõi chặt chẽ để bệnh có thể dứt điểm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Viêm dạ dày tá tràng ăn uống không đúng cách gây ra hậu quả gì?

>> Viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét và các yếu tố bảo vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Theo đó, chế độ ăn uống; thuốc và các hóa chất; nhiễm trùng; nguyên nhân thần kinh là những yếu tố chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.

- Nguyên tắc điều trị là không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.

- Thời gian điều trị từ 4 - 8 tuần/đợt điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.

- Nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Bệnh nhân viêm loét hành tá tràng cần tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X