Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị tình trạng dày sừng lòng bàn chân như thế nào?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ, Cơ thể em toát rất nhiều mồ hôi, bàn chân cũng không ngoại lệ. Bên cạnh việc đi giày và chơi thể thao liên tục, 2 năm trở lại đây dưới bàn chân xuất hiện một mảng da nhũn (kiểu như đi tắm quá lâu thì phần da chỗ đó sẽ bị nhũn) nhưng không đau rát, nhìn mất thẩm mỹ. Mong bác sĩ cho em lời khuyên.

Trả lời
Tình trạng dày sừng lòng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tình trạng dày sừng lòng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Quang Nhân thân mến,

Theo bạn mô tả đây có thể là tình trạng dày sừng lòng bàn chân. Bạn có thể đến khám tại các bác sĩ có chuyên khoa Da liễu để bác sĩ cắt vùng da tăng sừng này.

Sự xuất hiện vùng da nhũn nhưng không có triệu chứng thì có thể là vùng da chết hoặc tăng sừng ở lòng bàn chân do bạn đi giày nhiều, chơi thể thao liên tục lên vùng cọ xát, thường sang thương này lành tính, bạn có thể đến bác sĩ lấy lớp da chết và cho bạn thuốc thoa, kem bảo vệ vùng da tì đè thường xuyên.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Dày sừng lòng bàn chân bàn tay là nhóm bệnh di truyền đa dạng do bẩm sinh và di truyền gây nên với biểu hiện lâm sàng là dày sừng ở da lòng bàn tay và bàn chân. Sự hiểu biết về keratin, cũng như cấu trúc bên trong tế bào sừng, các liên kết tế bào sừng và các phân tử liên kết giúp giải thích một phần sự phức tạp của các bệnh lý dày sừng lòng bàn tay bàn. Dày sừng lòng bàn tay bàn chân bẩm sinh thường hiếm gặp, chủ yếu do sự đột biến của các gen mã hóa cấu trúc tại thượng bì gây nên. 

Điều trị tình trạng dày sừng lòng bàn chân:

- Nếu dày sừng nhẹ: bôi mỡ salycilic 5% hoặc benzosali.

- Dày sừng nhiều: có thể bôi mỡ salicylic 5% buổi sáng, bôi diprosalic buổi tối trong 2 - 3 tuần.

- Nếu có viêm da kèm theo như: mụn nước, mụn mủ, da sần đỏ lên hoặc kèm theo có các đám viêm da ở nơi khác thì phải dùng một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu ngứa nhiều thì có thể uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlorpheniramin, citerizin... trong 7 - 10 ngày. Có thể uống 1 đợt các vitamin E, C. 

Chăm sóc da: Không dùng xà phòng, không ngâm nước. Ngày chỉ rửa chân 1 lần cùng với tắm. Đi tất thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Đi giày hoặc dép đế mềm, đế phẳng, không nên đi cao gót. Bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như: cream vitamin E, physiogel, lacticare, baby care... Ngày bôi nhiều lần, quan trọng nhất là bôi sau tắm và sau rửa tay, chân. Các chế phẩm trên có thể bôi kéo dài để khắc phục tình trạng da khô.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X