Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng những phương pháp nào?

Câu hỏi

Xin bác sĩ Mạnh Cường vui lòng cho biết, hiện nay bệnh rối loạn nhịp tim được điều trị bằng những phương pháp nào?

Trả lời

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường

Bác sĩ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trong những năm gầy đây ở Việt Nam cũng như một số trung tâm trên thế giới đã có những tiến bộ về điều trị rung nhĩ như sau:

Điều trị nội khoa có nghĩa là dùng thuốc. Thuốc sẽ có vai trò:

- Thuốc kiểm soát nhịp tim là loại thuốc dành cho những trường hợp bị rung nhĩ cơn, rung nhĩ mới xuất hiện. Là loại thuốc đưa nhịp tim về đập đều trở lại bình thường.

- Thuốc kiểm soát tần số tim có nghĩa là kiểm soát nhịp tim không cho nhịp tim đập quá nhanh vì nếu đập quá nhanh sẽ dễ dấn đến suy tim (trường hợp rung nhĩ mạn tính).

- Thuốc chống đông để phòng ngừa đột quỵ não.

Can thiệp cắt đốt điện sinh lý bằng năng lượng sóng cao tần là một phương pháp mới đang phát triển tại Việt Nam trong những năm gầy đây. Đây là một phương pháp đưa ống dây dẫn (các catheter thăm dò) luồn theo đường mạch máu ở đùi vào trực tiếp trong buồng tim để thăm dò và phát hiện các vùng cơ tim gây ra tình trạng rối loạn nhịp trong trái tim của chúng ta.

Khi đã chẩn đoán được các nguyên nhân gây rối loạn nhịp trong buồng tim, bác sĩ sẽ dùng ống dây dẫn (catheter can thiệp) có khả năng phát ra các bức sóng có năng lượng tần số radio để làm mất tác dụng của các vùng cơ tim bệnh lý gây ra rối loạn nhịp. Sẽ giúp cho bệnh nhân không còn xuất hiện các rối loạn nhịp tim đó nữa.

Các bệnh lý rối loạn nhịp tim có thể điều trị bằng phương pháp này:

+ Các cơn nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, hội chứng Wolff-Parkinson-White (W.P.W)...

+ Rung nhĩ cơn

+ Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Những triệu chứng nhận biết rối loạn nhịp tim?

>>Rối loạn nhịp tim, cần làm các xét nghiệm kiểm tra gì?

 

Loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong tim, dẫn truyền tạo nhịp tim không hoạt động đúng, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột ngột. Rối loạn nhịp tim phổ biến và thường vô hại. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Các bác sĩ phân loại rối loạn nhịp không chỉ bởi nơi xuất phát (tâm nhĩ hoặc tâm thất) mà còn bởi tốc độ của nhịp tim:

- Nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh - nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 nhịp một phút.
- Nhịp tim chậm. Nhịp tim chậm - nhịp tim lúc nghỉ ít hơn 60 lần một phút.
Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể hỏi hoặc kiểm tra điều kiện có thể gây ra chứng loạn nhịp tim. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh như:

- Điện tâm đồ (ECG). Trong điện tâm đồ, cảm biến (điện cực) có thể phát hiện các hoạt động điện của tim được gắn vào ngực và đôi khi tay chân.

- Holter theo dõi. Thiết bị điện tâm đồ cầm tay có thể được đeo một ngày hoặc nhiều hơn để ghi lại hoạt động trái tim.

- Siêu âm tim. sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.

- Chụp cắt lớp vi tính tim (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này để chẩn đoán chính xác rối loạn nhịp tim.

 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X