Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay

BS Nguyễn Khắc Thảo, khoa Phục hồi chức năng, BV Đa khoa Tỉnh Quảng Nam có những chỉ dẫn về điều trị và các bài tập phục hồi chức năng đối với bệnh nhân mắc bệnh hội chứng cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) là một bệnh đơn dây thần kinh do chèn ép lên thần kinh giữa tại ống cổ tay rất thường gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày, James Paget mô tả lần đầu tiên từ giữa thế kỷ 18. Trong hội chứng này, dây thần kinh giữa bị chèn ép trong đường hầm cổ tay. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: công việc cử động cổ tay nhiều, chấn động, rung lắc, viêm khớp cổ tay, thoát vị bao hoạt dịch, viêm xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay. Hội chứng này cũng gặp trong viêm đa dây thần kinh do tiểu đường, nhiễm độc rượu mạn tính, bệnh thận... Nhiều tác nhân tại chỗ và toàn thân có liên quan đến sự phát triển hội chứng ống cổ tay: từ bên ngoài như chấn thương, hoặc từ bên trong như viêm bao hoạt dịch do các bệnh hệ thống.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Tần suất mắc bệnh được báo cáo từ 0,6 – 3,4% dân số, đặc biệt có thể cao hơn trong một số nhóm nghề nghiệp và độ tuổi trung bình từ 45- 65. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hội chứng này nhưng số liệu trong nước thì chưa nhiều. Qua khảo sát chúng tôi thấy có một số nghiên cứu về tiêu chuẩn chẩn đoán điện cơ, điều trị nội khoa kết hợp siêu âm điều trị, điều trị phẫu thuật cắt mạc giữ gân gấp...

Vấn đề điều trị HCOCT khá phức tạp, tùy thuộc vào mức độ chèn ép đối với dây thần kinh giữa mà áp dụng điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Việc can thiệp phục hồi chức năng đối với mức độ nhẹ và trung bình mang lại kết quả khả quan, phần nào giải quyết được triệu chứng, hạn chế tác dụng phụ do phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm và hạn chế phẫu thuật.

Điều trị phục hồi chức năng

1. Siêu âm điều trị:

- Tác dụng nhiệt: gia tăng hoạt động tế bào, dãn mạch, gia tăng tuần hoàn, gia tăng quá trình chuyển hóa và đào thải của tế bào, tác dụng chông viêm, giảm đau.

- Tác dụng cơ học: Xoa bóp vi thể, làm lỏng các mô kết dính do sự tách rời các sợi collagen và làm mềm chất kết dính, tăng tính thấm và quá trình trao đổi chất của tế bào.

- Tác dụng hóa học: gia tăng phản ứng hóa học gián tiếp qua cơ chế sinh nhiệt của siêu âm.

2. Điện xung điều trị:

Dòng điện xung là dòng điện luôn thay đổi cường độ, dòng này do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Chúng có tác dụng tăng cường chuyển hóa, chống đau, kích thích thần kinh cơ, chống teo cơ. Sử dụng dòng điện xung Dyadynamic (Bernard): kết hợp xen kẻ dòng chu kỳ ngắn CP(1 giây MF 50Hz và 1 giây DF 100 Hz) và dòng chu kỳ dài LP( 6 giây MF 50Hz và 6 giây DF 100 Hz). Sự kết hợp của 2 dòng CP và LP có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho tế bào và giảm đau rõ rệt.

3. Bài tập: Áp dụng bài tập chủ động và thụ động cho bệnh nhân hội chứng ống cổ tay gồm các bài tập: thư giãn, trượt gân vùng cổ tay, trượt thần kinh giữa. Các bài tập này có tác dụng làm mềm tổ chức liên kết, giải phóng chèn ép dây thần kinh giữa.

4. Nẹp cổ tay: Có tác dụng giúp cho khối xương cổ tay được nghĩ, giảm kích thích, giảm phản ứng viêm, đặc biệt trong giai đoạn đầu.

Bài tập dành cho bệnh nhân hội chứng ống cổ tay

kkk

BT.1. Bài tập theo tầm vận động:

Đặt khuỷu tay nghỉ trên bàn, cánh tay hướng lên trên, cổ tay thẳng. Từ từ uốn cong cổ tay về phía trước và giữ 5 giây, đưa cổ tay về trung gian, tiếp tục uốn cong cổ tay về phía đối diện và giữ 5 giây, đưa cổ tay về trung gian, uốn cong cổ tay sang xương trụ- giữ 5 giây- về vị trí trung gian- uốn cong cổ tay sang xương quay- giữ 5 giây. Lặp lại 10 lần. Ngày 3 lần.

BT.2. Kéo dãn khớp cổ tay:

Giữ cho cánh tay hướng về phía trước với bàn tay hướng xuống dưới, dùng tay đối diện kéo căng bàn tay theo hướng vào cơ thể và giữ 15-30 giây- đưa cổ tay về vị trí trung gian- tiếp tục đẩy bàn tay về phía đối diện và giữ 15- 30 giây. Lặp lại 3 lần cho mỗi tay. Ngày 3 lần.

BT.3. Bài tập trượt gân:

Khởi đầu với các ngón tay duỗi th ẳng, nhẹ nhàng uốn cong các khớp đốt gần ngón tay về hường lòng bàn tay. Lặp lại 10 lần. Ngày 3 lần.

BT.4&5. Bài tập kéo dãn cổ tay với trọng lực:

Cầm 1 vật nhẹ ( ví dụ: lon đậu= 200-300g), gập cổ tay về phía trước với lòng bàn tay gấp, sau đó từ từ duỗi cổ tay theo hướng ngược lại. Lặp lại 10 lần. Ngày 3 lần.. Gia tăng khối lượng vật cầm cho những lần sau.

BT.6. Bài tập bóp quả bóng:

Bóp 1 quả bóng mềm và giữ 5 giây. Lặp lại 10 lần. Ngày 3 lần.

Bài tập trượt thần kinh giữa

(Theo JOURNAL OF HAND THERAPHY. Hanley and Belfus, Inc, Philadelphia. PA 1988.)

kk

Gồm có 6 bài tập cho sự dịch chuyển của DTK giữa:

A. Cổ tay ở vị trí trung gian với các ngón tay và ngón cái nắm chặt lại.

B. Cổ tay ở vị trí trung gian với các ngón tay và ngón cái duỗi thẳng ra.

C. Cổ tay và ngón tay duỗi, ngón cái ở vị trí trung gian.

D. Cổ tay và ngón tay duỗi, ngón cái duỗi thẳng.

E. Cổ tay và ngón tay duỗi, ngón cái duỗi thẳng với cẳng tay quay ngữa.

F. Cổ tay và ngón tay duỗi, ngón cái duỗi thẳng, cẳng tay quay ngữa với ngón cái được kéo dãn nhẹ nhàng bằng tay còn lại.

Bài tập trượt gân vùng cổ tay

đ

Gồm 5 vị trí đặt ngón tay trong bài tập trượt gân:

A.Tay duỗi thẳng.

B. Ngón tay móc.

C. Bàn tay nắm chặt.

D. Bàn tay mặt bàn.

E. Ngón trỏ duỗi.

Theo BS Nguyễn Khắc Thảo
Khoa Phục hồi chức năng/Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X