Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị lao đến tháng thứ mấy có thể hôn nhau mà không lo lây bệnh?

Ban trai em mới phát hiện bệnh lao và bắt đầu điều trị. BS cho em hỏi là anh ấy điều trị đến tháng thứ mấy thì tụi em hôn nhau mà em không bị lây bệnh lao?

Chào AloBacsi,

Em muốn hỏi trường hợp bạn trai em, anh ấy mới phát hiện bệnh lao và bắt đầu điều trị. BS cho em hỏi là anh ấy điều trị đến tháng thứ mấy thì tụi em hôn nhau mà em không bị lây bệnh lao?

Ngoài ra, nếu tụi em quan hệ mà không hôn thì khả năng em bị lây bệnh lao có cao hay không ạ?

Mong BS giải đáp giúp em. Em cám ơn BS rất nhiều!

(FB Huỳnh T. H.)

Điều trị lao đến tháng thứ mấy có thể hôn nhau? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Người bệnh lao phổi mang vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đờm, do đó có khả năng lây cho người khác khi ho, hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ, người bệnh sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp. Vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đờm, nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác.

Giai đoạn đầu điều trị thì nguy cơ lây bệnh cao hơn giai đoạn sau. Khi nào còn vi khuẩn lao trong đàm (AFB dương tính) thì trong dịch tiết đường hô hấp có nhiều vi khuẩn lao, khả năng lây nhiễm lao cao hơn người đã hết vi khuẩn lao trong đàm (AFB âm tính).

Sau khi điều trị được 1 tháng thì khả năng lây bệnh có giảm, nhưng nếu trong đờm của bạn trai em vẫn còn vi khuẩn lao (BK+) thì khả năng lây bệnh vẫn xảy ra.

Khi quan hệ tình dục, phát sinh những hành vi như hôn sâu, hôn có trao đổi nước bọt thì cũng có thể làm lây bệnh cho người bạn tình. Nó lây ở đường này, chứ không phải lây ở đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên chúng ta rất khó kiểm soát được hành động khi quan hệ tình dục. Do vậy, người bị lao phổi nên hạn chế quan hệ tình dục, đặc biệt trong những tháng đầu điều trị lao.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuản này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền qua không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh, gọi là bệnh lao tiềm tàng.

Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao xuất hiện.

Đặc biệt nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như khi bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Lao là một bệnh nghiêm trọng tuy nhiên bệnh chỉ phát triển trong những bệnh cảnh đặc biệt. Thông thường, một người khỏe mạnh hoàn toàn có thể chống chọi lại việc nhiễm lao.

Bệnh lao chỉ thường xảy ra ở những người sức khỏe kém và có hệ miễn dịch suy giảm. Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, hay những người có sức khỏe suy kiệt, có nhiều bệnh đồng mắc là đối tượng dễ bị nhiễm lao nhất. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình, bạn cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.


BS.CK2 Đặng Thị Thanh Lan
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Nhân dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X