Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị bệnh lao do biến chứng của đái tháo đường như thế nào?

Câu hỏi

BS ơi, Bệnh lao do biến chứng của bệnh tiểu đường có thể điều trị hết không thưa BS? Nên kiểm tra ở BV nào? Xét nghiệm những gì? Và điều trị ra sao? Khi chụp Xquang thấy một khoảng đen ở phổi có phải là bị bệnh lao không? Khi đi kiểm tra có cần phải nhịn ăn không?

Trả lời
Mắc bệnh lao do biến chứng của đái tháo đường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mắc bệnh lao do biến chứng của đái tháo đường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết kém được xem như cơ địa suy giảm miễn dịch, rất dễ bị nhiễm trùng và diễn tiến nặng. Do đó, ở những nước có tỷ lệ lưu hành cao như nước ta, người bệnh tiểu đường rất dễ mắc bệnh lao khi có tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh lao ở người tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu tuân thủ tốt, điều trị đủ, đúng phác đồ chống lao quốc gia, kết hợp với việc kiểm soát đường huyết đúng mức.

Phim Xquang phổi thông thường phần nhu mô phổi sẽ có màu đen, không thể nói được có bất thường hay không nếu chỉ dựa vào màu sắc. Việc đọc kết quả phim phổi và chẩn đoán lao phải được thực hiện bởi BS có chuyên môn về Hô hấp, do đó nếu nghi ngờ bệnh, bạn cần tới BV có chuyên khoa Hô hấp hoặc chuyên khoa Lao để BS chỉ định xét nghiệm cần thiết, bao gồm các xét nghiệm đàm, xét nghiệm máu, khi cần sẽ nội soi sinh thiết để giúp chẩn đoán.

Xét nghiệm đàm tìm lao được lấy vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn uống gì (ngoài trừ nước lọc) và súc miệng không dùng dung dịch súc miệng. Bạn nên uống nước nhiều vào ngày hôm trước khi đi lấy đàm để dễ khạc đàm khi được yêu cầu bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

>> Bệnh nhân tiểu đường bị lao phổi, nên điều trị thế nào?

Người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh kinh niên mạn tính như nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, mổ cắt dạ dày, bụi phổi, suy thận mạn… dễ mắc lao. Theo WHO, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc lao cao gấp 2 – 3 lần nhiều hơn so với người không bị bệnh tiểu đường.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh lao ở người đái tháo đường khác với người không mắc  bệnh tiểu đường  và tiên lượng cũng khác: bệnh nhân bệnh tiểu đường mắc lao có đàm âm hóa chậm hơn, điều trị dễ thất bại, tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong cao hơn người không bị đái tháo đường.

Hệ miễn dịch ở người bệnh tiểu đường bị suy giảm làm cho vi khuẩn lao trong cơ thể người bệnh từ trạng thái “ngủ” phát triển mạnh và trở thành lao hoạt động. Vì vậy lao hoạt động cũng được xem như là biến chứng của đái tháo đường. Ngoài ra, nồng độ keton cao trong máu người bệnh tiểu đường cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và hoạt động trở lại.

Vì tính chất không điển hình nên bệnh được phát hiện trễ cũng có nghĩa là tổn thương lao nặng và lan rộng làm cho điều trị chậm lành, dễ thất bại dẫn đến lao kháng thuốc.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X