Hotline 24/7
08983-08983

Điểm lại những sự thật về bệnh tiểu đường

Tuy lối sống không có thể ngăn ngừa được việc một người ở tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường Typ 2, nhưng có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển.

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, hơn 30 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh tiểu đường, trong đó chủ yếu là mắc tiểu đường typ 2. Hơn 84 triệu người Mỹ đang mắc tiền tiểu đường, có nghĩa là có thể tiến đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm tới. Cho tới năm 2035, tiểu đường được dự đoán là ảnh hưởng 592 triệu người trên toàn cầu.

Tuy lối sống không hề có thể ngăn ngừa được việc một người ở tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường Typ 2, nhưng có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển biến chứng của tiểu đường. Với việc tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn và lối sống, những người mắc tiểu đường typ 2 có thể cải thiện được tình trạng bệnh rất nhiều mà không cần đến thuốc điều trị. Hãy nhìn kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Những người mắc tiểu đường typ 2 thường là những người kém nhạy cảm với insulin- một hóc môn giúp ổn định dường huyết bằng cách tăng dự trữ glycogen trong tế bào. Khi cần glycogen có thể chuyến hóa thành glucose để sử dụng. Như vậy thực chất việc ổn định đường huyết chỉ là một tác dụng nhỏ của insulin. Thực chất, tiểu đường là một bệnh thuộc về sự rối loạn trong đáp ứng với insulin và leptin.

Với những người bị tiểu đường typ 2, các tế bào của họ ít nhạy cảm với insulin hơn. Cơ thể lúc đó không chỉ sản xuất ra nhiều hóc môn hơn để đạt được hiệu quả mà các tế bào beta ở tụy cũng dễ bị phá hủy hơn.

Insulin không phải là hóc môn duy nhất gây ra bệnh tiểu đường

Trong khi bạn đã nghe đến nhàm cả tai về insulin và vai trò của insulin trong bệnh tiểu đường, nhưng trên thực tế còn hai loại hóc môn khác cũng có ảnh hưởng nhiều không kém đến bệnh tiểu đường đó là leptin và ghrelin.

Leptin là hay còn được đề cập đến là hóc môn béo phì, kiểm soát cơn đói và cảm giác no. Leptin là là một hóc môn được tiết ra từ các tế bào mỡ, với chức năng là giúp tiêu thụ năng lượng, nạp thức ăn, chức năng miễn dịch, chuyển hóa và chức năng thần kinh-nội tiết. Lượng leptin cao cũng có liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, đột quỵ. Thiếu ngủ mạn tính có thể gây ra tăng đột biến lượng ghrelin khiến cảm giác đói đến cồn cào mặc dù khi đó bạn không thực sự cần ăn.

Loại hóc môn thứ ba liên quan đến tiểu đường là ghrelin hay còn gọi là hóc môn đói được tiết ra từ các tuyến của dạ dày. Loại hóc môn này chịu trách nhiệm thông báo cho não bộ là bạn đang đói. Ghrelin còn là trung tâm thỏa mãn cho những cảm giác của bạn. Ví dụ bạn đang thèm ăn kem , ngay lập tức ghrelin sẽ tác động đến não bộ khiến bạn nghĩ lại đến hương vị thơm ngon của một ly kem mà bạn đã từng ăn để thỏa mãn cơn thèm đồ ăn của bạn.

Insulin, leptin và ghretin là ba hóc môn chính đóng vai trò chi phối bệnh tiểu đường. Rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu leptin và ghrelin sẽ khiến bạn ăn nhiều đồ ăn hơn lượng vận động mỗi ngày và hơn cả lượng chuyển hóa trung bình, kết quả là dẫn tới tăng cân và béo phì. Béo phì thường thường sẽ đi kèm với việc kháng insulin và kết quả là đường máu sẽ tăng mạn tính việc chính thức chẩn đoán là tiểu đường chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn.

Làm thế nào để hạn chế được tiêu thụ đường

Đường, ở dạng tự nhiên trong hoa quả thường không ảnh hưởng đến lượng đường huyết với người bình thường. Nhưng những loại đường hóa học, đặc biệt là Fructose có trong các thực phẩm chế biến sẵn, nước giải khát và nước hoa quả đóng chai thường có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Theo một thống kê không chính thức, 74-80% các thực phẩm chế biến sẵn có trong các cửa hàng tiện lợi chứa thêm đường. Vì vậy hãy cố gắng sử dụng thực phẩm tươi sống, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn dưới 10%, lượng fructose tiêu thụ nên dưới 25% một ngày và dưới 15 gram mỗi ngày nếu bạn mắc tiểu đường hoặc bệnh mạn tính khác. Nên bổ sung thêm các hoa quả tươi giàu dưỡng chất đặc biệt là chất chống oxi hóa và chứa đường fructose tự nhiên.

Tránh xa các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame hoặc sucralose vì chúng gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cách tốt nhất để giảm tiêu thụ đường là hãy ăn những chất béo có lợi cho sức khỏe. Những chất béo này có trong bỏ quả, bơ của những động vật ăn cỏ, hạt macadamia, cá hồi hoang dã.

7 bước bạn có thể làm được hằng ngày để giúp kiểm soát đường huyết

Hãy tăng lượng chất xơ: nhiều thực phẩm tươi như rau củ và hoa quả có chứa nhiều chất xơ hòa tan và cả chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong dưa chuột, các loại hạt đều có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng làm chậm lại quá trình tiêu hóa, khiến bạn no lâu hơn. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong cà rốt, cần tây, và các loại rau lá xanh đậm. Chất xơ này không tiêu hóa được nên chúng sẽ được đào thải qua phân giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Mỗi người nên cần 40-50 g chất xơ/1000 calo mỗi ngày.

Giảm thiểu đường tinh: hạn chế lượng carb tinh dưới 50gr một ngày hoặc ít hơn giúp giảm thiểu các bệnh lý mạn tính.

Tăng cường các chất béo có lợi cho sức khỏe: Khi giảm tiêu thụ lượng đường thì bạn nên thay bằng các chất béo có lợi cho sức khỏe. Việc này có ít nhất hai lợi ích: (1) giảm các cơn đói cồn cào do thiếu cung cấp carbohydrate cho cơ thể; (2) những chất béo này là những thành phần không thể thiếu trong cấu trúc các cơ quan trong cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục dường như không ảnh hưởng đến việc tiết leptin, nhưng ảnh hưởng đến việc các tế bào nhạy cảm leptin. Điều này giúp cho việc kháng insulin sẽ giảm bớt xuống và hạn chế được tình trạng từ tiền tiểu đường thành tiểu đường.

Tăng cường nước: khi mất nước, gan sẽ tiết ra một hóc môn giúp làm tăng lượng đường trong máu tạm thời nhằm tăng cường thêm nhiều nước vào cơ thể hơn. Nhưng nếu để cơ thể thường xuyên thiếu nước thì sẽ làm tăng đường máu mạn tính nguy hiểm đến sức khỏe.

Giảm stress: khi bạn bị stress, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều cortisol và glucagon đều làm ảnh hưởng đến đường huyết. Để tránh bị stress nhiều bạn nên thường xuyên tập thể dục, ngồi thiền, hoặc tập luyện yoga.

Ngủ đủ: thiếu ngủ, hoặc chất lượng giấc ngủ kém cũng ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin và khiến bạn tăng cần nhiều hơn.

Theo Bs.Đào Ngọc
Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X