Hotline 24/7
08983-08983

Đi tìm nguyên nhân và bài thuốc chữa bệnh mất ngủ

Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của căn bệnh mất ngủ. 15% bị mất tỉnh táo vào ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh có liên hệ bệnh tâm thần. Mọi người hay nghĩ rằng thỉnh thoảng mất ngủ một đêm cũng không gây tổn hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện thiếu ngủ dù chỉ một đêm cũng có thể làm biến đổi các gen kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể...

Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể, giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức.

Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc vào ban ngày.

Còn mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Nữ giới bị khó ngủ nhiều hơn nam giới, nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên quan hơn là do thiếu hooc mon. Càng lớn tuổi nguy cơ mất ngủ càng cao.

Song càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh ở người cao tuổi mắc bệnh về nội, ngoại khoa như đau dạ dày, sau phẫu thuật, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh đường hô hấp...

Nguyên nhân gây mất ngủ?

Yếu tố tạo nguy cơ mất ngủ

- Thói quen về giấc ngủ ngay từ nhỏ;

- Tâm lí luôn sợ sệt, lo lắng;

- Di truyền

Yếu tố gây mất ngủ tức thời

Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ khiến bạn khó ngủ:

- Lo nghĩ về tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề nghiệp,…

- Môi trường sống: chỗ ở ồn ào, lệch múi giờ…

Nếu những thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng bệnh nàycó thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố gây mất ngủ lâu dài

- Tâm lí

+ Xác định sai lí do gây ra tình trạng khó ngủ;

+ Quá lo sợ vì mình khó ngủ;

+ Lo rằng bản thân sẽ không ngủ được dù chưa đi ngủ;

+ Cảm xúc rối loạn.

- Cách sinh hoạt và thói quen

+ Thời gian ngủ - thức không đồng đều;

+ Lịch sinh hoạt thay đổi liên tục (ví dụ: làm nhiều ca khác nhau trong ngày);

+ Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường;

+ Ngủ trưa quá nhiều;

+ Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ;

+ Suy tính công việc quá nhiều khi đã lên giường;

+ Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo.

- Một số bệnh ảnh hưởng đến thần kinh trung ương

+ Suy nhược cơ thể;

+ Viêm loét dạ dày tá tràng;

+ Xuất huyết đường tiêu hóa.

Dấu hiệu bạn bị mất ngủ?

Các dấu hiệu thường gặp của mất ngủ đó là:

- Khó ngủ vào ban đêm hoặc khó ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm;

- Giấc ngủ thường bị gián đoạn;

- Cần sự trợ giúp của thuốc ngủ mới có thể ngủ được.

Đây là đều là các nguyên nhân chính dẫn đến thiếu ngủ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả ngày, khó tập trung vào công việc, tâm lí bị xáo trộn

Các dạng mất ngủ?

Mất ngủ nguyên phát

- Không rõ nguyên nhân: từ thời thơ ấu đã không có lý do chính xác.

- Tâm sinh lý: khó thích ứng với hoàn cảnh nên không thể thoải mái ngủ.

- Nghịch lý: dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ – polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ.

Mất ngủ thứ phát

- Lo nghĩ quá nhiều vào giờ đi ngủ;

- Thói quen: ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ …

- Bệnh về tâm thần (trầm cảm…);

- Bệnh về thể chất (đau, mỏi, tê…);

- Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm…).

Hãy nâng niu và yêu thương giấc ngủ, không thức quá khuya
Hãy nâng niu và yêu thương giấc ngủ, không thức quá khuya

Tác hại của bệnh

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:

- Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: da xạm, khô quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn;

- Ảnh hưởng tới tinh thần: lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng;

- Ảnh hưởng tới tim mạch: tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tiểu đường;

- Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư;

- Ảnh hưởng tới não bộ: suy giảm trí nhớ, hủy hoại não, trầm cảm.

Đông và Tây Y điều trị mất ngủ?

Điều trị bằng đông y

- Tâm sen: Tâm sen có vị đắng, màu xanhthường được dùnglàm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Lấy tâm senhãm lấy nước uống giúp trị bệnh.

- Cây trinh nữ: Trinh nữ (cây xấu hổ) có tác dụng làm dịu thần kinh, an thần vàchữa bệnh khó ngủ.Lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên uống.

- Lá vông: Lá vông có vịhơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao.Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.

Điều trị bằng tây y

- Sử dụng thuốc an thần;

- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn như bổ sung các chất:

+ Vitamin B1: có trong gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây...giúp gia tăng hoạt động của các dây thần kinh

+ Magie: có trong rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạt bí, hạnh nhân...giúp thư giãn cơ bắp nên dễ ngủ hơn

+ Tryptophan: có trong thịt gà, lạc, quả mơ, chuối, sữa chua...giúp hỗ trợ tăng sản xuất hormon serotonin để dễ ngủ hơn

PHÒNG TRÁNH MẤT NGỦ

Bên cạnh việc sử dụng các dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ, người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý:

- Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày (thức dậy vào khoảng 5 – 7 giờ sáng).

- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào cuối buổi chiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

- Tránh ngủ nhiều ban ngày, vào giấc ngủ trưa nên ngủ khoảng 30 – 60 phút là vừa đủ.

- Tập thể dục buổi sáng đều đặn. Không nên tập thể dục sát giờ đi ngủ (1 – 2 giờ trước ngủ) do làm tăng kích thích hệ thần kinh nên khó ngủ hơn.

- Trước khi đi ngủ 20 phút nên ngâm chân nước ấm.

- Phòng ngủ nên thoáng, sạch sẽ, không quá nóng hay quá lạnh, tránh ánh sáng.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí.

Quả sấu có vị chua thanh mát được thu hái vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit,...

Hậu quả của mất ngủ

Nghiên cứu mới của các chuyên gia Đại học Warwick (Anh) công bố trên tạp chí Scientific Reports 2018, chỉ ra rằng việc thiếu ngủ đêm hôm trước sẽ khiến cho cơ thể dễ mất kiểm soát sự cân bằng hơn trong ngày hôm sau.

Điều này là do một đêm mắt không được nhắm (trong trạng thái nghỉ ngơi) mà liên tục hoạt động sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trong khi việc nhìn rõ lại có phần không nhỏ trong việc giữ cơ thể thăng bằng khi đứng.

"Khi ngủ không ngon giấc chúng ta có thể cảm thấy hơi chóng mặt và dễ bị vấp ngã. Điều này ngược lại với lúc cơ thể khỏe mạnh. Khả năng này cũng sẽ giảm khi chúng ta già đi hoặc khi tình trạng sức khỏe không tốt", tiến sĩ Leandro Pecchia nói.

Để đưa ra kết luận này, nhóm chuyên gia đã quan sát 20 tình nguyện viên có sức khỏe tốt, xác định họ ngủ bao lâu và điều này ảnh hưởng như thế nào đến việc giữ thăng bằng của họ trong hai ngày liên tiếp.

Những tình nguyện viên này được đeo các cảm biến theo dõi nhịp tim và sự thăng bằng. Thiết bị này thu lại và mô tả cách thức hoạt động của mắt và não liên tục.

Kết quả cho thấy sau một đến hai ngày thiếu ngủ, chỉ số thiết bị cảm biến có sự thay đối. Cơ thể những người này gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt và dễ bị ngã.

Nhóm nghiên cứu cho biết cần có những thí nghiệm chuyên sâu hơn để làm rõ mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự cân bằng kém. Tuy nhiên, phát hiện này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thường xuyên té ngã ở người già.

'"Những bệnh nhân cao tuổi khi mới nhập viện thường hay té ngã và chóng mặt. Nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe yếu, cộng thêm việc ngủ trong một môi trường xa lạ, nhiều ánh sáng về đêm và tiếng ồn", tiến sĩ Pecchia nói.

Việc mất thăng bằng vào ngày hôm sau cũng dễ xảy ra ở những trường hợp thức đêm dùng điện thoại thông minh.


Theo Khám phá - Tuổi Trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X