Hotline 24/7
08983-08983

Đi ngoài phân xám và đen sẫm, biểu hiện xuất huyết bao tử?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi 53 tuổi, gần đây hay đi đại tiện thấy phân có màu xám, nhưng cũng có lúc phân màu đen sẫm. Tôi từng bị viêm dạ dày, đã nội soi khoảng 4-5 lần. Gần đây nhất cách nay 6 tháng, nội soi bao tử và xét nghiệm máu không có vi trùng Hp, nhưng có bị viêm bao tử không nặng. Tôi xin được hỏi là có khả năng tôi đang bị xuất huyết bao tử không? Nếu đúng thì điều trị như thế nào? Cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời
Xuất huyết tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xuất huyết tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Khám Vân,

Khi có biểu hiện đi tiêu phân xám, màu đen sẫm thì đầu tiên cần phải loại trừ do sử dụng những thuốc hoặc thực phẩm có màu đen.

Xuất huyết tiêu hóa cũng có triệu chứng đi tiêu phân đen, xuất huyết có thể xảy ra ở dạ dày, ở ruột non hay ở đại tràng. Vì vậy, nội soi dạ dày nếu không thấy tình trạng xuất huyết thì cũng không loại trừ xuất huyết tiêu hóa ở các vị trí khác, có thể cần phải nội soi đại tràng, nội soi ruột non nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa.

Chẩn đoán xác định nhiễm vi trùng Hp hoạt động phải dựa vào các test được thực hiện qua nội soi hoặc test hơi thở, xét nghiệm máu không có giá trị để chẩn đoán xác định và điều trị.

Vì vậy, chị phải đi khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị hiệu quả.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội và ngoại khoa hay gặp trong khi thời tiết giao mùa. Đây là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa gặp cả nam và nữ, bệnh hay gặp sau cảm cúm, hoặc dùng một số thuốc như aspirin, corticoid..., sau các sang chấn tâm lý mạnh... Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy theo nguyên nhân mà có các biểu hiện bệnh khác nhau: nôn ra máu màu nâu sẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng; đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm; tùy theo mức độ mất máu sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh nổi da gà, da niêm mạc nhợt, có khi vật vã giẫy dụa, có khi có ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, tiểu ít...

Cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế (115) để được truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy (nếu có khó thở hoặc có hiện tượng choáng) và khẩn trương chuyển người bệnh đến cơ sở cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Nên khám bệnh định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi và mỗi lần đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết những bệnh về đường tiêu hóa mà mình đang gặp phải để tránh dùng các thuốc có tác dụng phụ gây chảy máu đường tiêu hóa. Cần kiêng rượu, bia, các chất kích thích.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X