Hotline 24/7
08983-08983

Đi nặng 1 lần/ngày liệu có cần thiết cho sức khỏe?

Sẽ có những ngày bạn ra vào toilet đôi lần, nhưng cũng có những ngày bạn chẳng tìm đến "chốn thiên đường" ấy. Liệu đây có phải là một vấn đề đáng quan tâm? Dưới đây là ý kiến của 5 chuyên gia về vấn đề đi nặng mỗi ngày.



Theo trang tin Quarizy, thì cả 5 chuyên gia được hỏi ý kiến đều đưa ra câu trả lời giống nhau: bạn không nhất thiết phải đi nặng mỗi ngày. Cụ thể:

Christopher Hair, Bác sỹ chuyên khoa dạ dày


Cơ thể con người rất phức tạp, điều đó giải thích lý do tại sao rất nhiều chức năng "bình thường" trong cơ thể mỗi người lại diễn ra khác nhau, bao gồm việc ngủ, tiểu tiện và đại tiện. Điều được xem là bình thường với nhiều người lại không bình thường với nhiều người khác. Đại tiện là một trong những ví dụ cho điều đó. Đại tiện "bình thường" đã được định nghĩa khá cụ thể, nhưng nó vẫn là một khái niệm rộng. Trong nhiều nghiên cứu liên quan việc đại tiện, thì số lần đi nặng của một người bình thường sẽ dao động từ 3 lần/ngày đến... 3 lần/tuần. Có ít hơn 40% số người khỏe mạnh đi nặng 1 lần/ngày.

Nếu việc đại tiện của một người nào đó diễn ra với tần suất bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật, như bị nhiễm trùng (đi nặng nhiều hơn), hay ung thư (đi nặng ra máu). Đôi lúc, không đi nặng cũng là dấu hiệu của bệnh, như rối loạn trao đổi chất chẳng hạn.

Damien Belobrajdic, Nhà nghiên cứu khoa học


Xả ruột của bạn mỗi ngày không phải là điều nhất thiết phải làm để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Tuy nhiên, không xả ruột trong một thời gian dài (ít hơn 3 lần/tuần) có thể gây ra nhiều bệnh phức tạp như trĩ, nứt hậu môn, hay táo bón. Bệnh táo bón có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó bao gồm một loạt các tình trạng y khoa, thuốc (như opioids, antacids...), chất bổ sung dinh dưỡng (như sắt), và tất nhiên là cả chế độ ăn kiêng ít chất xơ.

Cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và đảm bảo ruột được xả đều đặn là uống nhiều nước và ăn các đồ ăn giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn. Điều này có thể thực hiện thông qua một chế độ ăn kiêng với các món như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ và ngũ cốc, các cây họ đậu, quả hạch, và các loại hạt, rau, trái cây tươi.

Dam Worthley, Bác sỹ chuyên khoa dạ dày


Trong một nghiên cứu gần đây về tần suất đại tiện "bình thường", với 4.775 người tham gia, người ta phát hiện ra rằng khoảng 95% mọi người đi nặng từ 3 đến 21 lần/tuần. Do đó, tần suất từ 3 lần/ngày đến 3 lần/tuần được gọi là "tần suất vàng của việc đi nặng".

Nhưng quan trọng không kém tần suất là hình thức. Để miêu tả tình trạng chất thải của chúng ta, chúng tôi sử dụng một công cụ gọi là Bristol Stool Form Scale - vốn sử dụng một thang đo 7 điểm, từ Loại 1 "những viên cứng rời rạc, như quả hạch", đến Loại 7 "toàn nước, không có viên đặc nào". Loại 4, "giống xúc xích hay con rắn, mềm và mượt" là hình thức tối ưu, nhưng 50% những bệnh nhân bình thường lại không đạt được loại này.


Jakob Begun, Bác sỹ chuyên khoa dạ dày


Phân là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa thức ăn của ruột, và nó chứa các vật chất không hấp thụ được, các vi khuẩn và nước. Mỗi tuần, một người bình thường tạo ra khoảng từ 500 đến 1.100 gram phân. Tần suất đại tiện được kiểm soát bởi nhiều yếu tố gồm chế độ ăn kiêng, hoạt động của các cơ bên trong ruột, kích cỡ trực tràng, các yếu tố hành vi, cũng như hệ vi sinh đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận quy tắc "3 và 3" - rằng tần suất đại tiện bình thường dao động từ 3 lần/ngày và 3 ngày/lần.

Khi đánh giá một người có bị táo bón hay không, chúng ta phải dựa vào các triệu chứng khác bên cạnh tần suất đại tiện. Nếu một người đại tiện với tần suất ít hơn 1 lần/ngày, nhưng không cảm thấy không thoải mái, căng thẳng, hay các triệu chứng khác, thì họ hoàn toàn bình thường.

Vincent Ho, Bác sỹ chuyên khoa dạ dày


Các nghiên cứu tại Anh và Thụy Điển đã phát hiện ra rằng phần lớn các bệnh nhân có tần suất đại tiện từ 3 lần/tuần đến 3 lần/ngày. Do đó đây được xem là tần suất bình thường mà bạn nên đi toilet. Việc có những thay đổi tạm thời trong tần suất đại tiện là bình thường. Có khá nhiều yếu tố không phải bệnh có thể ảnh hưởng đến tần suất này, bao gồm chất lỏng bạn uống, các hoạt động thể chất, chế độ ăn kiêng, độ tuổi, các yếu tố xã hội như sự xấu hổ khi đi toilet tại nơi làm việc chẳng hạn.

Theo Minh.T.T - VnReview

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X