Hotline 24/7
08983-08983

Để biết lao kháng thuốc cần làm xét nghiệm gì?

Câu hỏi

Em chào các bác sĩ, Hiện tại em đang điều trị lao phổi tháng thứ 5 trong chương trình điều trị lao 8 tháng. Trong giai đoạn củng cố, ngoài 2 loại thuốc là Isoniazid và Ethambutol, bác sĩ điều trị còn cho em uống thêm Rifampicin. Em vẫn uống đều đặn uống 3 loại thuốc trên, không dừng ngày nào cả và uống vào khoảng 9h - 9h30 sáng (một số ít hôm vì công việc nên em uống vào lúc 10h, nhưng vẫn uống đủ chứ không quên ngày nào). Lần kiểm tra đờm trước thì kết quả âm tính. Nay em chuẩn bị kiểm tra lần 2 khi hết tháng thứ 5. Sức khỏe đã ổn định trở lại. Nhưng khoảng 1 tuần trước, em bị nhiễm lạnh khi ngủ và sáng dậy cảm thấy hơi rát ngực và ngứa cổ tuy nhiên lại không ho, cố khạc lắm mới có đờm, không đặc và màu trắng (thỉnh thoảng nuốt nước bọt thấy đau ở họng nhưng ngậm nước muối thì hết). Từ đó đến nay các triệu chứng đó vẫn không dứt, em hay cảm thấy mệt mỏi, ấm đầu, đo nhiệt độ ở nách thì khoảng 36,8 - 37,2. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có bị lao tái phát không hay là một bệnh phổi nào khác? Em lo lắng lắm, vì nghe nói lao kháng thuốc thì khó chữa hơn và thậm chí chữa không khỏi. Và một vấn đề nữa là liệu có trường hợp nào ngay trong quá trình điều trị đều đặn nhưng vi khuẩn lao đột biến trở nên kháng thuốc hay bệnh lao tái phát không hay bệnh chỉ tái phát khi đã dừng thuốc. Em xin cảm ơn các bác sĩ. (Bạn đọc Phạm Anh - Khánh Hòa)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo chương trình chống lao quốc gia quy định, phác đồ của em nếu là lần đầu thì thời gian điều trị là 6 tháng. Nếu tái phát lần 2 thì thời gian điều trị là 8 tháng. Phác đồ gồm 2 tháng đầu dùng 4 thứ thuốc Rifampicin, Ethambutol, Isoniazid, Pyrazilamide, 4 tháng sau dùng Rifampicin, Ethambutol, Isoniazid gọi tắt là 2RHZE/4RHE.

Như vậy sau tháng thứ 5, em sẽ được soi kiểm tra đàm lần 2. Kết quả của xét nghiệm này sẽ tiên lượng được bệnh của em có bị thất bại điều trị hay không và BS sẽ đưa ra hướng xử trí tiếp.

Việc khẳng định lao kháng thuốc hay không sẽ nhờ sự trợ giúp thêm một xét nghiệm chuyên sâu hơn là Gene X-pert MTB/RIF.

Thân mến!

Trích trong: BS.CK2 Lê Hồng Anh và BS.CK1 Nguyễn Minh Thu tư vấn về bệnh hô hấp, phổi, lao phổi

BS.CK1 Nguyễn Minh Thu
Trưởng liên chuyên khoa Trung tâm Y tế Quận 11, TPHCM

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X