Hotline 24/7
08983-08983

Đậu xanh giải nhiệt mùa hè

Đậu xanh được xem là thực phẩm hữu ích ngày hè với nhiều cách chế biến như nấu chè, cháo, canh... đồng thời cũng là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

19-26-20_trng_22
Đậu xanh chứa protein, lipid, carbohydrat, chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, acid folic, acid panthotenic) và nguyên tố Na, K, Ca, P, Fe, Cu...)

Đậu xanh có tên khoa học Vigna radiata. Cây đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng, cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ, mảnh, có lông, trong chứa nhiều hạt hình trụ ngắn, gần hình cầu, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

Hạt đậu xanh có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2 - 2,5mm. Người ta thu hái quả, phơi khô, lấy hạt để làm thực phẩm, chế biến các thức ăn như: cháo, xôi, bánh, chè, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng… hoặc ủ cho lên mầm để làm giá ĐX.

Đậu xanh được xem là thực phẩm hữu ích ngày hè với nhiều cách chế biến như nấu chè, cháo, canh... đồng thời cũng là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu...

Đậu xanh chứa protein, lipid, carbohydrat, chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, acid folic, acid panthotenic) và nguyên tố Na, K, Ca, P, Fe, Cu...). Trong vỏ hạt đậu chứa flavonoid.

Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải nhiệt độc dược. Dùng cho các trường hợp say nắng say nóng, sốt cao mất nước phù nề, mụn nhọt, lở ngứa, ngộ độc cá, ngộ độc sắn, còn dùng để giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Có thể dùng 15 - 100g dưới dạng nấu hầm, sắc.

Nên dùng đậu xanh còn nguyên vỏ, vì vỏ đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn thịt hạt đậu, còn giúp sáng mắt, lợi tiểu.

Chữa ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật: vỏ đậu xanh 10g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, thạch cao 10g, huyền minh phấn 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Chữa phát nóng, sưng quai hàm, nhức nhối: đậu xanh tán bột mịn, trộn với giấm, phết một lớp dày lên chỗ đau, khi khô lại thêm giấm. Ngày làm 1 lần đến khi khỏi.

Chữa ngộ độc: hạt đậu xanh sống nghiền nhỏ, hòa với nước cho uống thật nhiều cho nôn ra để giải độc do ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp, các thảo dược, ngộ độc cá, ngộ độc sắn.

Chữa ngộ độc nấm: đậu xanh 100g, bồ công anh 40g, tử thảo căn 40g, kim ngân hoa 40g, cam thảo sống 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ em giảm liều theo tuổi.

Canh đậu xanh: đậu xanh 50 - 100g. Xay vỡ nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn. Ăn để giải thử (chữa say nắng, say nóng).

Nước bột đậu xanh: đậu xanh 200g, cho nước nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cháo vừng đậu xanh: đậu xanh 50g, vừng hạt 30g, trần bì 8g. Đậu xanh xay vỡ, trần bì tán bột; cùng nấu cháo bột cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu, đái đục đái dắt, đái buốt.

Theo Tuấn Anh - Kiến thức gia đình số 23

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X