Hotline 24/7
08983-08983

Đau vùng niệu quản, có phải do chưa rút ống mổ sỏi?

Câu hỏi

Mẹ em mổ sỏi niệu quản gần 1 tháng và chưa rút ống ra. Nhưng gần đây mẹ em lại bị đau ở vùng niệu quản. Xin hỏi bác sĩ tình trạng mẹ em có nguy hiểm không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau vùng niệu quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau vùng niệu quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đa số các bệnh nhân sau tán sỏi có thể có triệu chứng đau tức hố lưng, mạn sườn bên tán sỏi, đi tiểu buốt dắt, nước tiểu hồng đến đỏ (tiểu máu), các triệu chứng này thường sẽ tự hết sau 3 - 5 ngày. Đặc biệt sau mổ sỏi niệu quản, bác sĩ sẽ lưu lại 1 ống thông trong niệu quản gọi là sonde JJ giúp cho niệu quản thông thương sau mổ. Sonde JJ cần phải rút đi sau 2-4 tuần vì để lâu không còn tác dụng có ích mà sẽ là nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu.

Hiện tại, mẹ em đã mổ sỏi niệu quản được 1 tháng mà vẫn chưa rút sonde JJ, nay bị đau ở vùng niệu quản coi chừng có liên quan đến sonde JJ hoặc do nhiễm trùng tiểu, một số trường hợp có sỏi nằm sâu trong thận cũng có thể là nguyên nhân gây sỏi kẹt niệu quản trở lại.

Do đó, mẹ em cần được tái khám chuyên khoa Ngoại tiết niệu để bác sĩ kiểm tra lại và rút sonde JJ sớm cho mẹ em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Khi sỏi thận bị mắc kẹt tại niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) thì được gọi là sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản là những chất rắn nằm trong niệu quản. Sỏi niệu quản thường gây ra những cơn đau bụng co thắt dữ dội một bên hông lưng (cơn đau quặn thận) và làm người bệnh phải đi cấp cứu.

Khi bệnh có triệu chứng, bệnh nhân có chỉ định can thiệp lấy sỏi. Tùy theo kích thước và vị trí viên sỏi mà bác sĩ có nhiều cách xử trí khác nhau. Các cách can thiệp từ đơn giản như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi ngược dòng gắp sỏi đến phức tạp hơn như mổ nội soi lấy sỏi.

Nếu bạn bị sỏi tái phát nhiều lần nên xem lại chế độ ăn uống. Bạn hãy uống hơn hai lít nước mỗi ngày và tiến hành các kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm những nguyên nhân gây sỏi có thể điều trị được như nhiễm trùng tiểu kéo dài, tăng canxi máu do cường tuyến cận giáp. Khi điều trị khỏi các nguyên nhân này thì sỏi thận mới được giải quyết triệt để và tránh được các cuộc phẫu thuật lấy sỏi phức tạp về sau.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Uống nước đều đặn. Đối với những người có tiền sử sỏi thận, các bác sĩ thường khuyên bạn nên thải ra khoảng 2,6 lít (2,5 lít) nước tiểu một ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đo lượng nước tiểu để chắc chắn rằng bạn uống đủ nước. Nếu sống trong vùng khí hậu nóng, khô hoặc tập thể dục thường xuyên, bạn có thể cần phải uống nước nhiều hơn để sản xuất đủ lượng nước tiểu. Nếu nước tiểu sáng và trong thì chứng tỏ bạn đã uống đủ nước;
- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều oxalat. Nếu cơ thể bạn dễ hình thành sỏi canxi oxalat, bác sĩ có thể khuyên hạn chế thức ăn giàu oxalat, bao gồm các loại đại hoàng, củ cải, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai lang, các loại hạt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành;
- Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật. Giảm lượng muối ăn và chọn nguồn protein không xuất phát từ động vật, chẳng hạn như các loại đậu. Bạn nên xem xét việc sử dụng gia vị khác thay cho muối;
- Tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi, nhưng hãy cẩn thận với việc bổ sung canxi. Canxi trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ sỏi thận, vì vậy bạn hãy tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi trừ khi bác sĩ khuyến cáo không nên. Bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung canxi, vì chúng có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách bổ sung canxi vào các bữa ăn vì chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng sự hình thành sỏi thận ở một số người.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X