Hotline 24/7
08983-08983

Đau nhức một bên tai và đau nửa đầu, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị đau nhói trong tai và kéo lên đau nhói 1 điểm trên đầu phía trên tai phải khoảng 7cm. Kể cả lúc nói hay nhai đều đau. Chỉ cần chạm vào mấy sợi tóc vùng đó thôi cũng đau. Đau kiểu bị kim chích vào ý ạ. Mong bác sĩ tư vấn cho em. Em cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Viêm tai ngoài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức một bên tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau nhức một bên tai kèm đau nửa đầu mới xuất hiện là triệu chứng thường gặp của viêm tai ngoài, viêm tai giữa, zona ở tai (đặc biệt khi những phồng nước ở ống tai hoặc hố thuyền); ít gặp hơn là tổn thương các dây thần kinh. Bệnh lý tại tai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như điếc không hồi phục.

Do đó, em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi tai cho em, sớm xác định bệnh và điều trị thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh trong 10 đến 14 ngày.

Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

- Uống thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan ra ngoài tai;
- Dùng corticosteroid để giảm ngứa và viêm;
- Dùng thuốc giảm đau;
- Nhỏ giấm (axit acetic) vào tai;
- Chườm nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau nhẹ.

Không được để ướt khoang tai trong vòng 7-10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.

Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm tai ngoài:

- Tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi;
- Gọi bác sĩ nếu các cơn đau kéo dài mặc dù đã điều trị hoặc nếu tai có cảm giác bị tắc;
- Dùng thuốc nhỏ tai theo đúng theo chỉ dẫn;
- Gọi bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê toa;
- Gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt sau khi bắt đầu điều trị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X