Hotline 24/7
08983-08983

Đau nhức, cảm giác kim châm ở tay, bệnh gì?

Em đau nhức nguyên cánh tay phải, cảm giác như kim châm. BS có thể tư vấn cho em làm sao để hết hẳn ạ?

[HOI]Chào BS. Em bị nhức nguyên cánh tay phải với triệu chứng nhức, cảm giác như kim châm nhức từng cơn sau 1 tuần thì tay trái cũng bị tương tự. Em không có sưng phù hay chấn thương gì hết. BS có thể tư vấn cho em làm sao để hết hẳn ạ?

Nguyễn Hạnh Nguyên - nguyenhanhnguyen...@gmail.com[/HOI]
[DAP]Chào bạn,

Đầu ngón tay, ngón chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể con người bởi chúng tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể khiến bạn có cảm giác ngón tay, ngón chân bị đau như kim châm.

Tình trạng bạn đang gặp phải là cánh tay đau nhức, cảm giác như bị kim châm, kiến bò dưới da được gọi chung là tình trạng tê bì tay. Nó phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe như các bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt nó cảnh báo nguy cơ bạn đang gặp phải các vấn đề về khớp như:

  • Thoái hóa khớp: Khi bị thoái hóa cột sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện, chèn vào các dây thần kinh ở vai gáy, khiến cho tay chân bị tê bì. Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ cũng sẽ làm cho mạch máu nuôi dưỡng các cơ bị gián đoạn, các khớp chi dưới cũng bị ảnh hưởng và gây ra các cơn đau nhức, khiến đầu ngón tay, ngón chân bị đau như kim châm.
  • Hội chứng ống cổ tay: Những người làm việc văn phòng, lái xe, công nhân… thường dễ mắc hội chứng ống cổ tay. Khi dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép sẽ dẫn đến tê liệt cảm giác, việc điều khiển vận động các cơ của ngón tay bị rối loạn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Chân tay tê bì như kiến bò còn có một nguyên nhân rất phổ biến đó là thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm cột sống bị rách, chúng có thể phồng lên hoặc vỡ ra và nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh. Đặc biệt, hội chứng đau rễ thần kinh cổ - cánh tay gặp ở 70% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đây chính là nguyên nhân gây tê bì, mất cảm giác tại tay, chân. Thoát vị đĩa đệm thường có nguyên nhân do lao động quá sức, mang vác vật nặng ở tư thế không phù hợp, ngồi sai tư thế trong một thời gian dài. Khi đó, đĩa đệm liên tục chịu sức ép, bao xơ cũng bị căng cứng trong một thời gian dài khiến cho cấu trúc bên ngoài bao xơ dễ rách hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống mà còn gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể làm cho cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo, khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác. Đặc biệt, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm chính là người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và tàn phế suốt đời. Do đó, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo trên, đặc biệt cần chủ động phòng tránh hoặc thăm khám sớm nếu tình trạng này kéo dài.

Theo y học hiện đại thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do các bệnh chuyển hóa hay bệnh xương khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa bằng việc kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống hợp lý. Trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nặng, kèm theo đau nhức dữ dội, các biện pháp điều trị nội khoa thất bại thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như sản phẩm Viên khớp GHV Bone là đề tài NCKH cấp Nhà nước của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam với thành phần chính là Bột đạm thủy phân được chiết xuất từ các mô sụn sinh vật biển giúp tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả, có tác dụng rất hữu hiệu với tình trạng bệnh của bạn hiện tại.

Xem thêm:

Thoát vị địa đệm cột sống cổ có thể gây tàn phế

Giải pháp phòng và trị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp tối ưu[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X