Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm?

Câu hỏi

Xin chào BS, Con năm nay 17 tuổi, khoảng một năm nay, con có biểu hiện như không muốn nói chuyện với bất kì ai, không quan tâm đến người nào, con hay buồn rầu, chán nản, luôn tự cảm thấy mình là người thấp kém trong cuộc sống, luôn tự ti. Con cũng không còn hứng thú làm những sở thích trước kia của con, con còn có cảm giác buồn ngủ rất nhiều, lại thường xuyên bị nhức đầu, dễ mắc bệnh. Nhiều khi buồn, con còn hay nghĩ tới việc tự tử. Liệu biểu hiện của con có phải bệnh trầm cảm? Con phải làm sao? (K. N. - keny…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thống nhất của Hội Tâm Thần Hoa Kỳ, trầm cảm được chẩn đoán khi:

- Bệnh nhân có it nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần làm thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng phải là: (1) khí sắc trầm cảm, (2) mất hứng thú hoặc mất vui.

(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc thông quan quan sát của người khác (ví dụ: khóc). Chú ý: ở trẻ em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.

(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sát của người khác).

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày. Ghi chú: ở trẻ em có thể không đạt mức tăng cân như dự đoán.

(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể).

(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.

(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).

(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác).

(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng không có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch tự tử cụ thể.

- Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

- Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc do một bệnh khác gây nên.

Như vậy theo tiêu chuẩn trên, tình trạng của em đã đủ để chẩn đoán trầm cảm. Em cần đến gặp BS chuyên khoa Tâm thần kinh để được tìm hiểu thêm về các bệnh lý có liên quan, đánh giá độ nặng trầm cảm và có hướng kê toa cũng như tư vấn tâm lý thích hợp.

Tại TPHCM em có thể đến khám tại BV Tâm Thần TPHCM, phòng khám Tâm thần kinh BV Nguyễn Tri Phương, BV Thống Nhất… em nhé!

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X