Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu nào nhận biết cơn đột quỵ?

Mới đây, truyền thông Ấn Độ đưa tin bà Rita Jitendra - nữ giáo sư danh tiếng của nước này đã đột quỵ, tử vong khi đang giao lưu trực tiếp trên truyền hình. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu đột quỵ.

Theo Telegraph (Ấn Độ), hôm 10/9, giáo sư Rita Jitendralà khách mời trong chương trình truyền hình trực tiếp "Good Morning J & K". Khi chương trình giao lưu đang diễn ra, êkip sản xuất chương trình, bao gồm cả người dẫn chương trình Zahid Muktar vô cùng sốc khi nhìn thấy bà Rita bỗng nhiên ngửa đầu ra ghế và bắt đầu thở dốc trong lúc phỏng vấn.

"Bà ấy vẫn đang trò chuyện và trông hoàn toàn bình thường. Nhưng đột nhiên, bà ấy ngừng nói và bắt đầu bị nấc cụt. Chúng tôi phải ngắt chương trình đột xuất, chuyển sang chiếu một bộ phim tài liệu thay thế rồi đưa bà ấy đến bệnh viện", Zahid - người dẫn chương trình kể lại.

Zahid kể thêm, khi giáo sư ngất đi, mọi người nghĩ bà ấy đang diễn. Họ mất tới vài phút để nhận ra có điều gì đó không ổn. Các nhà sản xuất, trợ lý, tất cả mọi người đều cố gắng hồi sức cho giáo sư, nhưng bà không có phản ứng. Giáo sư được đưa đến bệnh viện, song không thể qua khỏi.

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

BS.CK1 Cẩm Thu, khoa Tim Mạch BV Nguyễn Trãi, cho biết đột quỵ sẽ có các dấu hiệu như:

Thở dốc: Không ít bệnh nhân thường có cảm giác khó thở, đuối hơi, nếu được nghỉ ngơi thì các triệu chứng này sẽ biến mất. Vì thế nhiều người không nghĩ rằng mình có vấn đề ở tim mà ngộ nhận là do làm việc quá sức hoặc do tuổi tác.

Đau, tê cánh tay: Biểu hiện rõ nhất của bệnh tim là hiện tượng đau cánh tay trái. Trường hợp bị bệnh nặng, cơn đau sẽ lan truyền sang cả cánh tay phải. Vì thế, bạn nên cãnh giác khi thấy triệu chứng này xuất hiện.

Mệt mỏi thường xuyên: Người bị bệnh tim thường có cảm giác mệt mỏi toàn thân. Ngay cả việc thả lỏng cơ thể, duỗi hết các cơ cũng trở nên khó khăn. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, hãy khẩn trương đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Mờ mắt thoáng qua: Mờ mắt thoáng qua, yếu chân tay là một trong những triệu chứng mà cơ thể thông báo cho bạn biết có thể bạn đang bị hẹp động mạch cảnh. Vì thế bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được điều trị kịp thời.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam (chiếm hơn 20% các trường hợp tử vong mỗi năm và hơn 80% di chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời). Ước tính mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% tử vong.

Theo thống kê từ Mỹ, trong các trường hợp đột quỵ, 80-85% là nhồi máu não và khoảng 40% trong số đó là do tắc các mạch máu lớn trong não. Hội Đột quỵ Mỹ thống kê, cứ 45 giây, trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Ba phút trôi qua, thế giới có một người tử vong do bệnh này. Mức độ nguy hiểm của đột quỵ xếp thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn tật, sau bệnh ung thư và tim mạch. Đột quỵ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tàn phế, hôn mê sâu, sống thực vật, thậm chí tử vong. 30% người bị đột quỵ sống thực vật, là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Theo Nguyễn Oanh - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X